Home Blog Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

0

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ ? Ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày

Là thắc mắc của khá nhiều người hiện nay khi con em gần 3 tháng tuổi nhưng ngủ rất ít. Không biết có bệnh gì không ? Hay trẻ đã được 3 tháng tuổi rồi thì ngủ bao nhiêu là hợp lý? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết về thời gian ngủ cho các cháu 3 tháng tuổi. Cũng như những kiến thức cơ bản giúp các mẹ trẻ, mẹ bỉm sửa chăm sóc các bé chu đáo hơn.
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Xin chào các bạn đọc trong chuyên mục Sức Khỏe đời sống của chúng tôi. Thông thường nhu cầu ngủ của các cháu dưới 3 tháng tuổi là khoảng 15 giờ. Với các bé ban đêm ngủ được khoảng 11 giờ, thì ban ngày ngủ thêm 4 giấc, mỗi giấc khoảng 45 phút là được.

Trẻ 3 tháng tuổi bú ít,lười bú mẹ phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bú ít, lười bú. Mà đa phần là sữa mẹ mới vắt ra có mùi tanh ngai ngái có thể khiến các bé lười bú. Vì vậy các mẹ có thể cho cháu uống thêm 400 UI, vitamin D mỗi ngày. Vào mỗi buổi sáng nên cho cháu ra phơi nắng.
Với các mẹ thì nên uống thêm 1 viên calvi D/ngày, mỗi tháng 10- 15 viên bổ máu (1 viên/ngày). Trong các buổi ăn nên ăng lượng đạm, ăn thêm các loại trái cây, sữa..

Trẻ bị nấc có ảnh hưởng gì không ?

Như chúng ta biết hiện tượng nấc cục là phản xạ thông thường của bé dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Để giúp bé không bị nấc cụt nữa các mẹ chú ý cho bé hít vào lâu hơn. Hoặc giữ hơi thở của bé lại sẽ giúp bé hết nấc cục. Ngoài ra có thể cho uống nước, cho bú, hay các động tác chọc cho bé cười cho bé quên đi.

Trẻ 5 ngày không đi ngoài

Trường hợp trẻ đi phân không rắn, không cứng mà bé không đi ngoài được, hoặc đi rất khó. Đầu tiên các mẹ cần tăng lượng sữa bé vì bú. Bởi sữa mẹ có thể giúp các bé tiêu hóa và đi cầu tốt hơn.
Với các mẹ ít sửa thì cho bé bú thật nhiều lần, với mẹ thì cần uống nước, uống sửa nhiều. Hoặc ăn thêm nhiều tinh bột, nghỉ ngơi hợp lý để sữa tiết ra nhiều hơn.
Nếu thấy bé muốn đi cầu mà không đi được. Các mẹ trước hết cần phải giữ bình tĩnh, sau đó dùng que gòn tẩm mật ong để giúp kích thích hậu môn bé. Ngoài ra cũng có thể tập cho bé đi cầu vào một giờ nhất định. Điều này giúp tạo thói quen cho bé vào những ngày sau.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy hay còn gọi là trẻ sơ sinh bị đi tướt thì làm thế nào ? Trong trường hợp em bé bị tiêu chảy cấp mà không ói, không quấy khóc.. Thì các mẹ chỉ cần cho bé bú mẹ thật nhiều lần, sau mỗi lần đi tiêu để bù nước cho bé.
Theo dân gian thường lưu truyền là ăn búp ổi non, tuy nhiên đây là điều không nên các bạn cần lưu ý. Với các bé bú sữa mẹ thì việc đi phân nhão và hơi nhầy là bình thường.
trẻ 2 tháng tuổi cực dễ thương

Hình trẻ 2 tháng tuổi cực dễ thương

Bé không chịu bú bình phải làm sao?

Với các mẹ đang đi làm thì nên cho bé bú vú trước khi đi. Thông thường là buổi trưa và sau giờ làm. Ngoài ra các mẹ vắt sữa cho vào bình và để tủ lạnh.  Các mẹ cũng nên tập không cho bé bú vú mẹ trực tiếp nữa mà vắt sữa mẹ ra bình, pha thêm sữa bột nếu thiếu.
Lưu ý khi tập cho trẻ bú bình, mẹ không nên vì thương con mà cho bé bú, cũng như ngồi trước mặt bé. Bởi để bé thấy cũng như nghe mùi mẹ sẽ không chịu bú bình.

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao ?

Nguyên nhân khiến các bé hay khóc đêm đó là còi xương, thiếu vitamin D và canxi. Nếu các bé khóc đêm có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm thì khả năng bé bị thiếu canxi. Để bé không khóc đêm nữa, cách điều trị đơn giản là cho bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu vẫn không được thì phải đổi sang sữa thuỷ phân protein hoàn toàn.

Trẻ sơ sinh sôi bụng phải làm sao ?

Các bé bú sữa mẹ hay sôi bụng là hiện tượng bình thường nên các mẹ không nên lo lắng qua. Các mẹ khi cho bú xong không nên cho bé nằm mà nên vác đứng bé khoảng 15 đến 30 phút. Khi nằm để cho bé nằm dốc khoảng 30 độ. Nên cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày. Mỗi buổi sáng nên cho phơi nắng khoảng 15 phút.

Bị cúm khi mang thai tháng đầu

Nếu bệnh cúm mùa thì nhiều trường hợp có khả năng sẩy thai hoặc thai lưu. Các mẹ nên khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu. Các tháng sau tiếp tục khám thai định kỳ cũng như xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin, kiến thức rất quan trọng cho các mẹ cần biết. Nếu các bé gặp các biểu hiện triệu chứng lạ, các mẹ nên chở bé đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi điều trị. Việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe trẻ em khá quan trọng. Vì vậy các mẹ cần lưu ý theo dõi thường xuyên nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here