Home Âm nhạc Top 6 thương hiệu cảm biến áp suất chất lượng nhất hiện nay

Top 6 thương hiệu cảm biến áp suất chất lượng nhất hiện nay

0
Top 6 thương hiệu cảm biến áp suất chất lượng nhất hiện nay

Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử giúp chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện, thường được sử dụng để đo áp suất hoặc các ứng dụng có liên quan đến áp suất.

Cấu tạo: Cảm biến áp suất gồm 2 phần chính là

  • Cảm biến: là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý có thể là dạng tín hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện,…
  • Khối xử lý: có chức năng nhận các tính hiệu từ khối cảm biến thực hiện các xử lý để chuyển đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn.

1. Chức năng của cảm biến áp suất

1.1. Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất

Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất

Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất

Chức năng chính của cảm biến áp suất là đo áp suất. Loại thiết bị công nghiệp này được sử dụng nhiều nhất trong các ứng dụng liên quan tới áp suất để hiển thị giá trị áp suất tại một vị trí nào đó. Cảm biến áp suất sẽ đo giá trị áp suất bằng đường ống hoặc bể chứa, sau đó truyền tín hiệu về màn hình hiển thị thông qua dây tín hiệu.

1.2. Cảm biến áp suất dùng để cảnh báo hoặc ngắt bơm

Cảm biến áp suất dùng để cảnh báo hoặc ngắt bơm

Cảm biến áp suất dùng để cảnh báo hoặc ngắt bơm

Một trong những chức năng khác vô cùng quan trọng của cảm biến áp suất chính là bảo vệ động cơ khi chúng bị quá áp hoặc đưa ra cảnh báo nếu áp suất vượt ngưỡng. Tín hiệu thông báo của cảm biến áp suất sẽ được truyền về bộ điều khiển. Các bạn chỉ cần cài đặt giá trị áp suất quá áp vào bộ điều khiển là có thể sử dụng được.

Ví dụ: Cảm biến áp suất có giới hạn đo áp suất dao động trong khoảng 0 – 10 bar. Bạn muốn ngưỡng áp suất cần cảnh báo là 8 bar thì việc của bạn cần làm là chọn một cảm biến áp suất có giới hạn đo dao động trong khoảng 0 – 10 bar. Sau đó, cài đặt giá trị max = 8 bar và có cảnh báo bằng còi, đèn hoặc ngắt bơm tự động.

1.3. Cảm biến áp suất giúp tự động điều khiển biến tần

Cảm biến áp suất điều khiển biến tần

Cảm biến áp suất điều khiển biến tần

Người ta sử dụng cảm biến áp suất trong biến tần để điều khiển bơm. Có thể xem đây như là một thiết bị được sử dụng thay thế cho việc điều chỉnh tốc độ bơm bằng thủ công trong quá khứ. Biến tần có 2 chế độ làm việc là làm việc bằng tay và làm việc tự động.

  • Với chế độ làm việc bằng tay, biến trở được sử dụng để điều chỉnh tốc độ của mô tơ thông qua biến tần. Muốn điều chỉnh mô tơ hoạt động nhanh hay chậm thì bạn chỉ cần xoay biến trở từ giá trị min tới giá trị max là được.
  • Với chế độ làm việc tự động, khi sử dụng cảm biến áp suất, tín hiệu phát ra từ cảm biến sẽ được đưa trực tiếp vào biến tần. Biến tần sẽ điều khiển mô tơ thông qua giá trị đo được của cảm biến áp suất để điều tốc cho mô tơ.

Việc sử dụng cảm biến áp suất để tự động điều khiển biến tần giúp chúng ta điều áp một cách chính xác hơn, dễ dàng hơn mà không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình điều khiển.

2. Phân loại cảm biến áp suất

2.1. Cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp gần như trở thành một trang thiết bị không thể thiếu trên mỗi chiếc xe. Hiện nay, đa phần các mẫu xe đời mới cao cấp đều có thiết bị này. Tuy nhiên đối với các dòng xe đời thấp hơn thì không có loại cảm biến này hoặc nếu có thì cũng chỉ cánh báo chung chung.

Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng cảm biến áp suất lốp với đa dạng các loại mẫu mã, thương hiệu. Tuy nhiên có thể chia ra làm 2 loại chính là cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài.

a. Cảm biến áp suất lốp gắn trong

Cảm biến áp suất lốp gắn trong

Cảm biến áp suất lốp gắn trong

Đây là loại cảm biến áp suất lốp có đầu cảm biến được gắn bên trong lốp xe, van cảm biến sẽ thay thế cho van lốp xe ban đầu.

Ưu điểm:

  • Giúp bạn phòng ngừa bị mất trộm do cảm biến gắn bên trong lốp xe

Nhược điểm:

  • Khi lắp đặt phải tháo lốp và cân bằng động bánh xe.
  • Không thể tháo ra sửa chữa khi xảy ra sự cố, hỏng hoặc hết pin.
  • Có thể khiến bánh xe hoạt động không đúng nếu lắp đặt sai quy trình.
  • Một số loại máy cảm biến đời cũ không có chức năng đảo lốp.

b. Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài

Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài

Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài

Là loại cảm biến áp suất lốp có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng lắp đặt, không phải tháo lốp hay cân bằng động trước khi lắp.
  • Thay thế, sửa chữa hoặc thay pin một cách nhanh chóng, tiện lợi.
  • Không ảnh hưởng đến hệ thống của xe.

Nhược điểm:

  • Đầu cảm biến dễ bị mất.
  • Khi bơm lốp cần dụng cụ mở van cảm biến chuyên dụng đi kèm.

Trên thị trường, các mẫu cảm biến áp suất chủ yếu là 4 loại sau:

  • Thiết bị báo áp suất lốp qua màn hình rời
  • Thiết bị báo áp suất lốp qua điện thoại, Ipad.
  • Thiết bị báo áp suất lốp sử dụng năng lượng mặt trời
  • Thiết bị báo áp suất lốp tích hợp đầu DVD.

Các mẫu cảm biến áp suất lốp bán chạy nhất hiện nay:

  • Cảm biến áp suất lốp Bluetooth TN500: Kết nối Bluetooth và ứng dụng trên Android và IOS, hiển thị liên tục áp suất và nhiệt độ của lốp xe, cảnh báo nhiệt độ áp suất cao, áp suất thấp và rò rỉ khí, thời lượng pin dùng tới 5 năm, hiển thị nhiệt độ bên trong áp suất lốp chính xác.
  • Cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời TN405 có màn hình: Màn hình hiển thị màu, pin sạc tự động bằng năng lượng mặt trời, hiển thị nhiệt độ bên trong áp suất lốp chính xác, cảnh báo nhiệt độ trong lốp xe, có chế độ tiết kiệm điện, cảnh báo cảm biến thất bại, cảnh báo áp suất lốp, cảnh báo nhiệt độ cao, cảm biến sắp hết điện, nhắc nhở sạc nhận thiết bị đầu cuối.

1.2. Cảm biến áp suất khí nén

Cảm biến áp suất khí nén dùng để đo áp lực đầu ra của máy nén khí và đảm bảo áp suất duy trì trong giới hạn cho phép. Nhiệm vụ quan trọng của cảm biến áp suất khí nén là đo áp suất máy nén khí từng khu vực để bảo máy nén khí hoạt động theo yêu cầu. Ngoài việc đo áp suất trên máy nén khí ra, loại cảm biến này còn đo cả áp suất trên đường ống khí nén, tiến hành giám sát từng đường ống khí nén có đủ áp suất hay không.

Ngoài cách sử dụng cảm biến áp suất, chúng ta còn có thể sử dụng đồng hồ áp suất, công tắc áp suất để giám sát áp suất của máy nén khí.

1.3. Cảm biến áp suất nước

Cảm biến áp suất nước

Cảm biến áp suất nước

Cảm biến áp suất nước hay còn có tên khác là cảm biến áp lực nước được ứng dụng để đo áp lực của nước khi dùng trong bơm nước hoặc dùng để đo mức nước trong các bể chứa nước. Cảm biến áp lực nước có các giới hạn đo như sau 0 – 250 mbar, 0 – 1 bar, 0 – 2.5 bar, 0 – 4 bar, 0 – 6 bar, 0 – 10 bar , 0 – 16 bar, 0 – 25 bar tương ứng với tín hiệu ngõ ra 4 – 20 m.

Ứng dụng của cảm biến áp suất nước:

  • Cảm biến áp lực nước điều khiển bơm qua biến tần
  • Cảm biến áp suất nước ngắt bảo vệ động cơ
  • Cảm biến áp suất điều khiển mức nước

3.1. Cảm biến áp suất Danfoss

Cảm biến áp suất Danfoss

Cảm biến áp suất Danfoss

Loại cảm biến này có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản. Chân ren được làm từ Inox 316 chắc chắn, an toàn nên được rất nhiều người sử dụng. Người ta thường dùng loại cảm biến này cho máy bơm nước, máy nén khí,… Tuy nhiên, điểm trừ của cảm biến áp suất Danfoss là có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc.

3.2. Cảm biến áp suất Sensys

Cảm biến áp suất Sensys

Cảm biến áp suất Sensys

Sensys là một thương hiệu cảm biến áp suất chất lượng khá phổ biến tại thị trường Việt Nam với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Đặc biệt là dòng cảm biến áp suất Sensys M5256 0-10 bar rất được ưa chuộng sử dụng. Đây là một thương hiệu đến từ Hàn Quốc nên có giá thành khá hợp lý với người Việt.

3.3. Cảm biến áp suất Keller

Cảm biến áp suất Keller

Cảm biến áp suất Keller

Keller có thiết kế thân cảm biến khá nhỏ. Về cảm quan bên ngoài thì sẽ khó thuyết phục được những khách hàng yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, cảm biến áp suất Keller được sản xuất từ Thuỵ Sỹ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng so với các loại cảm biến trong cùng phân khúc. Giá cảm biến áp suất Keller cũng khá rẻ so với mặt bằng chung các loại cảm biến áp suất có xuất xứ từ châu Âu khác.

3.4. Cảm biến áp suất Autonics

Cảm biến áp suất Autonics

Cảm biến áp suất Autonics

Cảm biến áp suất Autonics có thiết kế bảng hiển thị giá trị áp suất ngay trên thân cảm biến bằng đèn LED vô cùng ấn tượng. Giống như thương hiệu Sensys, Autonics cũng có xuất xứ từ Hàn Quốc nên có giá thành vô cùng cạnh tranh với những hãng khác.

3.5. Cảm biến áp suất Siemens

Cảm biến áp suất Siemens

Cảm biến áp suất Siemens

Thương hiệu Siemens không chỉ nổi tiếng về việc sản xuất các PLC như S7 – 200, S7 – 300, S7 – 1200, S7 – 1500 mà còn cả các loại cảm biến áp suất. Tuy nhiên điểm trừ của thương hiệu này là giá thành khá cao so với các hãng khác. Thêm một điều khó khăn nữa là khi muốn mua cảm biến áp suất thì người mua hông thể xác định được đơn vị đại lý phân phối nào có giá tốt nhất bởi Siemens có khá nhiều đại lý bản lẻ phân phối khác nhau. Tại mỗi một đại lý, sản phẩm lại có một giá khác nhau.

3.6. Cảm biến áp suất Huba

Cảm biến áp suất Huba

Cảm biến áp suất Huba

Huba được các nhà máy tin dùng từ rất lâu khi mà các thương hiệu cảm biến áp suất còn chưa phổ biến như ngày nay. Thương hệu này xuất xứ từ Thuỵ Sỹ với nhiều dòng sản phẩm khác nhau giúp thương hiệu Huba đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cảm biến áp suất. Để biết loại cảm biến áp suất lốp loại nào tốt nhất, phù hợp với dòng xe ô tô mà các bạn đang sở hữu, hãy truy cập ngay mobitool.net để biết thêm thông tin chi tiết. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể có thêm nhiều gợi ý cũng như cái nhìn trực quan nhất về dòng sản phẩm trên. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Rate this post