Home Blog Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

0
Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Đọc tài liệu gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

*********

Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Sơ đồ tư duy phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Luận điểm 1: Người mẹ đang gánh vác những công việc rất khó khăn, vất vả

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm

Luận điểm 2: Dù trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn chăm bẵm đứa con yêu thương

Luận điểm 3: Lời ru của mẹ về giấc mơ của con

Những vất vả gian lao của những người mẹ vừa phải nuôi con vừa phải lo chiến đấu cách mạng những người mẹ cao cả này đã để lại nhiều cảm xúc đáng kể cho tác giả, những điều đó không chỉ tạo nên những niềm tin sáng chói mà tạo nên những nhịp điệu riêng trong lòng của tác giả những hình dung đó, những hy sinh cao cả mà người mẹ đã dành nó to lớn và có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, những hình dung đó tạo nên những nhịp điệu riêng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hình dung ra những hình ảnh mang những đặc điểm riêng và vô cùng ý nghĩa cho người đọc, những sự hy sinh đó vang vọng và mang những ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, nhiều những hình ảnh mang những giá trị lớn lao khi người phụ nữ vừa nuôi con vừa cầm chông đánh giặc khi có giặc tới…

Tham khảo dàn ý phân tích bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và những bài văn mẫu hay phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Luận điểm 1: Hình ảnh người mẹ hiện lên gắn liền với cuộc sống lao động thường ngày

Luận điểm 2: Hình ảnh người mẹ vẫn tiếp tục gắn liền với công việc lao động, tăng gia sản xuất

Luận điểm 3: Hình ảnh người mẹ được hiện lên nơi chiến trường

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Đầu tiên hình ảnh người mẹ gắn liền với công việc làm nương rẫy, chăm lo cho cuộc sống của bộ đội kháng chiến. Để có được hạt gạo trắng ngần, có được những bữa cơm nóng hổi nuôi bộ đội, người mẹ phải làm lụng vất vả, phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Dù không trực tiếp tham gia chiến trường thế nhưng người mẹ đã làm hết sức mình nơi hậu phương để có thể góp phần làm nên chiến thắng của nhân dân ta. Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ còn ở chỗ hình ảnh lao động của người mẹ gắn liền với giấc ngủ của con thơ “nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”. Đây vừa là hình ảnh tả thực em bé được địu trên lưng mẹ vừa vô cùng ấm áp, thiêng liêng bởi nó đem đến cho người đọc cảm giác người mẹ và em bé như đang cùng chung một nhịp đập, cùng nhau chia sẻ công việc khó nhọc này. Dù đang ngủ say giấc nhưng dường như em Cu – tai cũng đang cảm nhận được sự vất vả của mẹ: “Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Đặc biệt hình ảnh tả thực đôi vai gầy của mẹ cũng thể hiện được tình thương, nỗi vất vả của mẹ. Người mẹ ấy vừa phải chăm lo cho đứa con thơ của mình, vừa phải gánh trên vai trọng trách tiếp tế lương thực nơi chiến trường vậy mà trái tim của mẹ vẫn dành cho con tình yêu thương hết mực, vẫn hăng say lao động bằng tất cả tình thương của mình.

Tham khảo thêm: Tình mẫu tử trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

I. Tác giả Nguyễn Khoa Điểm

1. Tiểu sử 

– Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

– Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

– Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.

– Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

– Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

– Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

– Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

– Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

– Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách văn học

– Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước…

– Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

– Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

=>  Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

b. Tác phẩm chính

– Đất ngoại ô (thơ, 1973);

– Cửa thép (ký, 1972);

– Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

– Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

II. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (11 câu đầu) : Lời ru khi mẹ giã gạo.

– Phần 2 (11 câu tiếp) : Lời ru khi lao động sản xuất.

– Phần 3 (12 câu cuối) : Lời ru khi mẹ cùng dân làng tham gia chiến đấu.

3. Giá trị nội dung

– Trong gian nan, vất cả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

– Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua bài thơ.

4. Giá trị nghệ thuật

– Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.

– Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

– Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

B. Tìm hiểu chi tiết

a. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:

– “Khúc hát ru” là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

– Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

– Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Namnói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

b. Hình ảnh người mẹ Tà – ôi:

Qua lời ru của tác giả

Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn liền với công việc qua các hoàn cảnh cụ thể: người mẹ địu con làm công việc của người dân chiến khu – việc nhà,việc nước, việc kháng chiến.

– Ở đoạn thơ thứ nhất, mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến:

+ Công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùng sâu sắc – “Nhịp chày nghiêng…tim hát thành lời”.

+ Hai mẹ con cùng chung một nhịp – nhịp chày giã gạo, nhịp lao động của mẹ.

+ Tấm thân của mẹ dành trọn cho con: đôi vai gầy làm gối, tấm lưng làm nôi đưa và tim hát thành lời ru.

– Ở đoạn thơ thứ hai, là hình ảnh người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi – mẹ đang làm công việc lao động sản xuất của người dân chiến khu.

+ Hình ảnh tương phản “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, chịu đựng của người mẹ giữa núi rừng mênh mông, nổi bật sự kiên cường, bền bỉ của mẹ trong công việc vất vả, nhọc nhằn.

+ Sáng tạo hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả tình mẹ yêu thương con: “Mặt trời của bắp” là hình ảnh thực, là nguồn sáng quí giá nhất trong vũ trụ, đem lại sự sống cho muôn vật, giúp cho bắp lên đều, hạt mẩy. Giống như mặt trời ấy, em cu Tai là “mặt trời của mẹ” – là lẽ sống, là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phần sửa ấm lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

– Ở đoạn thơ thứ ba, là hình ảnh người mẹ địu con tham gia chiến đấu:

+ Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”, “chuyển lán” để di chuyển lực lượng; mẹ phải cùng với các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ.

+ “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹ xông pha vào chiến trường, mẹ vào tận Trường Sơn. Hai chữ “trận cuối” mang theo cả một niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

-> Qua ba đoạn thơ, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ta tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy đằm thắm yêu con, gắn bó với buôn làng, quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập tự do.

Qua lời ru trực tiếp của mẹ:

– Điệp lại lời ru của mẹ ở 3 đoạn thơ, ta thấy được tình yêu con tha thiết dịu dàng của người mẹ. Tình yêu ấy trải dài qua lời ru…

– Những điệp khúc “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”, “Mẹ thương a-kay”, “Con mơ cho mẹ”, “Mai sau con lớn” nhằm nhấn mạnh tấm lòng của người mẹ tha thiết yêu thương con. Mẹ mong cho con ngủ ngoan, và có được những giấc mơ đẹp, mẹ mong con mau lớn.

– Tình yêu con của mẹ gắn liền, hòa quyện với những tình cảm chung rộng lớn:

+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.

+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.

+ Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

-> Cấu trúc đối xứng trong từng câu thơ -> Tình yêu con hòa với tình yêu buôn làng, yêu kháng chiến, yêu đất nước…

– Trong lời hát ru, ta còn thấy ước mơ thật giản dị mà cao đẹp của người mẹ:

+ “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau con lớn vung chày lún sân” -> mẹ mong muốn giã được thật nhiều gạo để nuôi bộ đội, mơ ước cu Tai sau này sẽ có sức khỏe vạm vỡ, cường tráng “vung chày lún sân”, trở thành một chàng trai dũng mãnh.

+ “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều – Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi” -> mẹ ước mong hạt bắp lên đều để dân làng vượt qua đói khổ, mong muốn con trai sau này sẽ là một dũng sĩ có sức khỏe phi thường, “phát mười Ka–lưi”, đem lại cuộc sống no ấm đầy đủ cho buôn làng.

+ “Con mơ cho mẹ thấy được Bác Hồ – Mai sau con lớn làm người Tự do…” -> mẹ ước mong trong giấc mơ của con cho mẹ được thấy Bác Hồ. Mẹ ước mơ sau này cu Tai sẽ thành người tự do. Đó là ước mơ cháy bỏng, ước mơ lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất.

-> Ý thơ lặp lại mà tăng tiến -> Mẹ mơ ước cho con lớn khôn, mạnh mẽ, giỏi giang, mơ ước đất nước độc lập, thống nhất, được thấy Bác Hồ, con được làm người tự do…

Xem thêm một số tài liệu tham khảo bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

*********

Trên đây là sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, hệ thống kiến thức về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ giúp học sinh lớp 9 học tốt môn Ngữ Văn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post