Home Sức khỏe Xót xa khi thấy trẻ bị ho nhiều về đêm – Đâu mới là giải pháp dứt điểm?

Xót xa khi thấy trẻ bị ho nhiều về đêm – Đâu mới là giải pháp dứt điểm?

0
Xót xa khi thấy trẻ bị ho nhiều về đêm – Đâu mới là giải pháp dứt điểm?

Có nhiều trường hợp, ban ngày các bé vẫn chơi đùa rất vui vẻ và khỏe khoắn. Nhưng đến khi đêm xuống lại xuất hiện các tình trạng ho khan, khiến các bậc làm cha mẹ phải lo lắng không yên. Vì nếu tình trạng ho kéo dài sẽ đem lại những ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của con. Nên điều cần nhất là phải tìm cách để hạn chế được việc trẻ bị ho nhiều về đêm

Nhưng đâu mới là phương pháp trị dứt điểm cơn ho về đêm của con? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Cách trị ho có đờm ở trẻ

Cách để giảm được hiện tượng trẻ bị ho nhiều về đêm 

  • Tại sao lại có tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm

Buổi sáng là thời điểm mà các bé vận động nhiều nhất, do đó các chất nhầy tiết ra sẽ dễ dàng được tống khứ ra ngoài hơn. Nhưng ban đêm thì lại trái ngược hoàn toàn, lúc này cơ thể bé đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Nên hầu hết những chất nhầy ứ đọng lại sẽ khiến cổ họng bị kích thích và gây ra hiện tượng trẻ bị ho nhiều về đêm.

Trẻ ho về đêm còn có thể là do bị nhiễm lạnh, bị xoang mũi nên đờm và chất nhầy đi từ mũi xuống cổ họng gây khó chịu, dẫn đến tình trạng ho của bé. Những triệu chứng thường thấy đó chính là bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt, gồng người ho để tống được những chất nhầy ấy ra khỏi cổ họng.

Trẻ bị hen suyễn cũng hay ho về đêm, do đường thở của các bé rất nhạy cảm. Ở trẻ bị hen, cơn ho sẽ kéo dài và lâu khiến trẻ rất mệt mỏi. Đồng thời khi trẻ ho nhiều, bộ phận hầu họng sẽ bị kích thích, dễ gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ.

Những phương pháp giúp giảm, hạn chế được việc trẻ bị ho nhiều về đêm

Nếu cứ để tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm tiếp diễn, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ rất lớn. Là nguyên nhân chính gây giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi vào sáng hôm sau, không còn năng lượng để thực hiện các hoạt động trong ngày. Thế nên các bậc cha mẹ hãy thực hiện nhanh các phương pháp sau đây để đánh tan ngay cơn ho về đêm:

2.1. Cha mẹ phải thường xuyên làm sạch mũi và họng của con bằng nước muối

Đây là biện pháp trị ho được các chuyên gia khoa nhi đánh giá là an toàn với hầu hết mọi trẻ nhỏ. Thường xuyên làm vệ sinh mũi sẽ giúp trẻ có được đường hô hấp thông thoáng hơn. Khi mũi và họng của bé không bị tắt nghẽn bởi đờm, thì giấc ngủ của bé cũng sẽ được cải thiện hơn.

Đối với các bé nhỏ dưới 3 tháng tuổi, các mẹ nên mua nước muối sinh lý chuyên dùng cho con. Vì lúc này, niêm mạc mũi của các con còn rất mong manh, nên hạn chế tối đa các trường hợp có thể gây hại đến bé.

Với những bé trên 3 tháng tuổi thì phụ huynh đã có thể dùng nước muối dạng xịt để tiện lợi hơn khi thao tác. Điều này giúp làm sạch bụi bẩn, cân bằng được độ ẩm ở niêm mạc mũi của bé. Các mẹ nên ưu tiên các loại xịt có chặn an toàn, tránh trường hợp đưa vòi xịt vào quá sâu trong mũi bé. 

Rửa sạch mũi bằng nước muối giúp con thông thoáng đường thở hơn

2.2. Hạn chế cho con ăn vặt sát giờ đi ngủ

Thời điểm mà các con kết thúc buổi ăn tối nên cách lúc đi ngủ khoảng 1 tiếng. Vì nếu để các con ăn quá sát thời điểm đi ngủ, đồ ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết. Khiến lượng dịch vị tiết ra mạnh mẽ trong lúc con ngủ gây ứ đọng trong dạ dày. Rồi sau đó trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng trẻ bị ho nhiều về đêm.

2.3. Thực hiện các chế độ chăm sóc phù hợp với tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm

  • Cha mẹ nên cho các loại đồ ăn nhiều nước như cháo loãng sẽ khiến các con dễ tiêu và đẩy được đờm ra khỏi cổ tốt hơn.
  • Hạn chế ăn các loại tôm, cua, ghẹ,… khiến bé ho nhiều hơn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường không khí bị ô nhiễm, nhiều khói thuốc, lông động vật, phấn hoa,… Ra đường nên khuyến khích các bé đeo khẩu trang.
  • Kê cao gối cho bé khi ngủ, để đầu luôn cao hơn thân, hạn chế được tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm.
  • Quý phụ huynh nên lưu ý giữ ấm cho con, đặc biệt là phần bụng, bàn chân, cổ.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với trẻ. Nếu có máy điều hòa nên chỉnh ở mức nhiệt độ 25 – 26 độ là thích hợp nhất.

2.4. Hạn chế tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm nhờ các loại siro thảo dược

Khi biết được tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm, các bậc cha mẹ nên sử dụng các loại siro thảo dược an toàn để giảm ho cho bé một cách nhanh chóng. 

Cha mẹ có thể tham khảo những loại siro ho được đánh giá là tốt và an toàn nhất hiện nay bao gồm: Siro ho Fitobimbi Broncamil, Siro ho Fitobimbi Propoli và Siro ho Tussiflux Junior. Đây là những loại Siro ho được xem là thần dược chữa dứt được căn bệnh ho về đêm khó trị của các bé.

Sử dụng các siro thảo dược trị ho cho bé

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã biết được tình trạng trẻ bị ho nhiều về đêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con em mình như thế nào. Chúc các quý phụ huynh sẽ sớm tìm ra được phương pháp thích hợp nhất để điều trị dứt điểm cơn ho cho các con.

>>> Xem nhiều hơn: Cách trị cảm ho sổ mũi cho trẻ

Rate this post