Home Blog Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

0
Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Nhà thơ Tản Đà

THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Tản Đà được trích dẫn qua tác phẩm “Hầu trời” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Tản Đà

Nhà thơ Tản Đà sinh ngày 19-5-1889 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) trâu (Kỷ Sửu 1889). Tản Đà xếp hạng nổi tiếng thứ 1631 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Tản Đà tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, ông là một nhà thơ lớn , nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà là được ghép từ núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông mà thành.

Ở đầu thế kỷ 20, nhà thơ Tản Đà trở nên nổi bật với phong cách thơ văn phóng khoáng, xông xáo ở nhiều lĩnh vực. Ông được xem như một ngôi sao sáng và độc trong giới thi sĩ thời bấy giờ. Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Năm 1915, tập thơ “Khối tình con I” của Tản Đà được xuất bản. Tác phẩm ngay lập tức đã gây được tiếng vang lớn. Sau tác phẩm này, ông liên tiếp cho ra mắt nhiều tác phẩm khác như: thơ “Giấc mộng con” (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: “Người cá”, “Tây Thi”, “Dương Quý Phi”, “Thiên Thai” (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng)…

Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết truyện “Thần tiền”, “Đàn bà Tàu” (1919). Sách giáo khoa, luân lý: “Đài gương”, “Lên sáu” , “Lên tám”. Thơ gồm: “Còn chơi”.

Năm 1922, Tản Đà thành lập “Tản Đà thư điếm” (sau đổi thành “Tản Đà thư cục”). Đây là thư cục, chuyên xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của ông; “Tản Đà tùng văn” (tuyển cả thơ và văn xuôi, trong đó có truyện “Thề Non Nước”, 1922); “Truyện thế gian” tập I và II (1922), “Trần ai tri kỷ” (1924), “Quốc sử huấn nông (1924), và tập “Thơ Tản Đà” (1925). Ngoài ra thư cục này còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.

Năm 1926 Tản Đà cho ra mắt “An Nam tạp chí”, một tờ báo mà ông dồn rất nhiều tâm huyết. Thời kỳ này ông viết cũng nhiều, các tập “Nhàn tưởng” (bút ký triết học, 1929), “Giấc mộng lớn” (tự truyện, 1929), “Khối tình con III” (in lại thơ cũ), “Thề non nước” (truyện), “Giấc mộng con II” (truyện)…

Năm 1933, “An Nam tạp chí” của Tản Đà chính thức đình bản, khi đó phong trào Thơ Mới lại đang nổi lên khá mạnh. Điều này đã khiến nhiều người thuộc phe “thơ mới” đem ra cười cợt. Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu còn viết một bài “văn tế An Nam tạp chí” với lời lẽ xỏ lá để khích đểu. Thời kỳ đầu của phong trào thơ mới, Tản Đà im lặng. Từ khi “An Nam tạp chí” bị đình bản, cuộc sống của Tản Đà trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Năm 1938, ông còn mở cả một phòng đoán số Hà Lạc để xem bói.

Ngày 07/06/1939, nhà thơ Tản Đà qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh gan.Thi hài của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.

Trong cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” nổi tiếng của Hoài Thanh và Hoài Chân , hai tác giả đã đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn. Điều đó chứng tỏ sự tôn kính của ông đối với một thi sĩ lớn của Hội Tao Đàn.

Tản Đà thời trẻ

Trong cuộc đời của nhà thơ Tản Đà, đã có nhiều giai nhân đi qua đời ông và để lại cho ông nhiều cảm xúc để sáng tác. Đầu tiên, phải kể đến mối tình tuyệt vọng của Tản Đà với cô gái họ Đỗ ở phố hàng Bồ. Đây là mối tình trong trắng và say đắm, nhưng không có kết cuộc tốt đẹp. Ngoài ra, ông còn 3 mối tính nữa, mối tình với cô con gái út ông tri phủ Vĩnh Tường, cô nữ sinh 13 tuổi ở Nam Định, và cả cô đào Liên, người sắm vai Tây Thi trong vở kịch “Cô Tô tàn phá” do ông soạn giả kiêm đạo diễn.

Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương ở Nam Định, rồi trượt trong lần đi thi đầu tiên này. Ông về lại nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn tập.

Kỳ thi đến, ông dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Vậy là, chuyện tình với cô bán sách tan vỡ, cô đi lấy chồng.

Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vĩnh Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương tạp chí” của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục “Một lối văn nôm”

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post