Home Tin tức Tết đoan ngọ là gì

Tết đoan ngọ là gì

0
Tết đoan ngọ là gì

Tết Đoan Ngọ là gì ? Ý nghĩa ngày Mồng 5 Tháng 5

Tết đoan ngọ tiếng Anh là gì ?

Tết đoan ngọ tiếng Anh là Mid-year Festival – 5/5 (lunar). Việt Nam chúng ta gọi là Tết Đoan ngọ. `Ở các nước Châu Á, cũng như ở Việt Nam, mỗi quốc gia đều mang trong mình những nét đặc trưng về văn hoá truyền thống. Những ngày lễ Tết trong năm thể hiện từng nét văn hoá riêng biệt của mỗi quốc gia.
Ngoài dịp Tết cổ truyền hằng năm, ở Việt Nam, còn có dịp Tết khác trong năm như: Tết khai hạ, Tết thượng nguyên, Tết hàn thực, Tết thanh minh,  Tết đoan ngọ,… các dịp Tết này không kéo dài quá nhiều ngày và chỉ diễn ra ở một số vùng, dân tộc. Tuy nhiên, sau khi đón Tết nguyên đán, cứ vào độ đầu tháng năm âm lịch, các gia đình cùng nhau làm những mâm cỗ để đón Tết Đoan Ngọ.

Vậy tết đoan ngọ là tết gì ?

Tết Đoan Ngọ, thường được dân gian gọi với cái tên Tết giữa năm hay Mồng 5 Tháng 5. ở các nước khác còn được gọi là Tết Đoan Dương. Vào đầu tháng 5 âm lịch hằng năm, các gia đình Việt ta chọn một ngày từ mồng 1 đến mồng 5 để bày mâm cỗ, cúng tổ tiên, ông bà. Có rất nhiều những điển cố, điển tích nói về nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ, ở Việt Nam bắt nguồn truyền thuyết như sau:
Người xưa kể lại rằng, vào một ngày sau mùa vụ, những người nông dân cùng nhau ăn mừng vì một mùa màng bội thu. Nhưng không may năm ấy sâu bọ kéo đến dày đặc, tất cả cây trái,lương thực.. sau khi được thu hoạch đều bị chúng ăn mất, phá hoại. Trong lúc chẳng ai biết dùng cách nào để diệt trừ lũ sâu bọ, bỗng dưng có một ông lão xuất hiện, tự xưng mình là Đội Truân và cho rằng mình có cách giúp những người nông dân làm sao để tiêu diệt được sâu bọ phá hoại mùa màng.
Ông bảo dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản, sau đó ra trước nhà tập thể dục. Dù không biết cách ông chỉ có hiệu nghiệm không nhưng nhân dân vẫn làm theo, không ngờ chỉ sau một lúc tất cả sâu bọ đều té ngã. Ông bảo người dân : Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Để tưởng nhớ ngày này người dân đặt tên là “ Tết đoan ngọ”. Từ đó về sau, Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa là ngày Tết giết sâu bọ.

Tết đoan ngọ là gì

Hình ảnh mâm trái cây cúng tết đoan ngọ

Theo như những thông lệ được người xưa truyền lại là đúng giờ ngọ ( 12 giờ trưa), người dân sẽ cùng nhau đi hái thuốc vì người xưa tương truyền rằng thời gian này dương kí rất tốt, cây cỏ được chúng ta hái vào thời gian này sẽ có những công dụng tốt cho việc chữa bệnh. Tắm nước lá hái được vào đúng thời gian này giúp cơ thể sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da giúp cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào.
Việc rủ nhau đi hái lá thường áp dụng cho những người sống ở những vùng nông thôn, vùng núi. Còn đối với những người dân sống nơi thành thị thì việc đi hái lá cây cỏ có thể là một điều khó có thể thực hiện được. Vì vậy dịp này họ sẽ chọn cách là đi mua lá thuốc từ những người dân đem từ quê lên, họ mua về phơi khô và để dành sử dụng khi bị ốm đau.
Tết đoan ngọ là gì

Tết đoan ngọ cúng gì ?

Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại nhưng những phong  tục tập quán từ xa xưa vẫn còn lưu truyền và không bị mai mọt, nó được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người con đất Việt. Ngày này, cả gia đình được quây quần sum họp bên nhau cùng thực hiên mâm cỗ để dâng lên ông bà tổ tiên. Các mâm cỗ thường là trái cây, một vật phẩm không thể thiếu, với mong ước mùa màng bội thu. Ngoài ra, trên mâm cỗ còn có các món mặn như gà, heo quay,…các loại chè, bánh tét, bánh chưng, bánh ít,…

Đặc trưng tết đoan ngọ ở Việt Nam 

Ở Việt Nam ta, 3 vùng miền thể hiện những nét văn hoá đặc trưng riêng, vì thế kể cả mâm cỗ vào ngày Tết Đoan Ngọ cũng mang nhiều nét khác nhau.
-Ở Hà nội và một số vùng miền Bắc, đặc trưng trên mâm cỗ phải có rượu nếp cẩm. Người xưa quan niệm rằng vào ngày Tết Đoan Ngọ uống rượu nếp sẽ tiêu diệt được những loài kí sinh có hại cho đường ruột.
-Ở Miền Trung, trên mâm cỗ có món cơm rượu, riêng ở Đà Nẵng, trên mâm cỗ còn có bánh ú tro.
-Ở thành phố Hồ Chí Minh và những vùng thành thị, mâm cỗ thường có gà,vịt, heo quay.
-Ở các tỉnh miền Tây, mâm cỗ còn mang nhiều nét phong phú, đa đạng hơn, ở mỗi gia đình tự tay làm các món đặc trưng như bánh xèo, bánh khọt, cháo gà, vịt, đặc biệt hơn trên mâm cỗ luôn phải có món chè từ nếp.
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền mang nhiều nét đẹp về văn hoá, truyền thống dân tộc Việt Nam. Cuộc sống tuy có phần hiện đại hơn, nhưng những đặc trưng về truyền thống văn hoá này cần phải được gìn giữ, phát huy và bảo vệ từ thế hệ trước sang các thế hệ mai sau.

5/5 - (1 bình chọn)