Hướng dẫn soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh do THPT Sóc Trăng biên soạn nhằm giúp các em nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Từ đó biết cách tự xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo…
Bạn đang xem: Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Nội dung kiến thức cơ bản
1. Các khái niệm
– Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
– Có nhiều loại văn bản thuyết minh, có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp…, có loại thiên về miêu tả sự việc, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
– Kết cấu văn bản: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa, phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.
2. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ngắn gọn
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch” và sau đó thực hiện các yêu cầu trong SGK, trang 168.
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
– Đối tượng:
+ Trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn”: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn
+ Trong văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: bưởi Phúc Trạch – một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
– Mục đích:
+ Trong văn bản “Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Văn”: giới thiệu cho người đọc về các đặc tính, đặc điểm của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của hội thi trong đời sống của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm, giá trị của bưởi Phúc Trạch.
b. Tìm các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
– Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn” được cấu tạo được dựa trên các ý chính sau:
+ Thời gian tổ chức hội thổi cơm thi
+ Diễn biến và cách thức tiến hành của các đối tượng tham gia hội thi.
+ Cách đánh giá và kết quả của các nồi cơm tham gia hội thi.
+ Ý nghĩa của hội thi.
– Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” được hình thành từ các ý sau:
+ Giới thiệu về hình dáng, màu sắc của loại bưởi Phúc Trạch.
+ Cách thức gọi bưởi và đặc điểm của những múi bưởi Phúc Trạch.
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
– Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn”:
+ Cách sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm.
+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (có nhiều yếu tố tự sự). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến của quá trình thi thổi cơm.
– Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”
+ Cách tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).
+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (miêu tả). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung đầy đủ các điều kiện, tính chất, … của bưởi Phúc Trạch.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
– Kết cấu theo trình tự thời gian.
– Kết cấu theo trình tự không gian.
– Kết cấu theo trình tự logic.
– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
II. Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phần Luyện tập
Câu 1 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?
Trả lời:
Thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp.
Kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm:
– Giới thiệu về tác giả
– Thuyết minh thời điểm ra đời của bài thơ
– Nội dung bài thơ
Câu 1- 2: Niềm tự hào về dân tộc, sức mạnh và hào khí Đông A
Câu 3-4: Khát vọng trả nợ công danh
Câu 2 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
Trả lời:
– Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:
+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.
+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích.
+ Ý nghĩa, giá trị của di tích.
– Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa – gần, ngoài – trong…
Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh chi tiết
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch” và sau đó thực hiện các yêu cầu trong SGK, trang 168.
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
– Đối tượng:
+ Trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn”: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn
+ Trong văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: bưởi Phúc Trạch – một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
– Mục đích:
+ Trong văn bản “Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Văn”: nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.
b. Tìm các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
– Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn” được cấu tạo được dựa trên các ý chính sau:
+ Thời gian tổ chức hội thổi cơm thi
+ Diễn biến và cách thức tiến hành của các đối tượng tham gia hội thi.
+ Cách đánh giá và kết quả của các nồi cơm tham gia hội thi.
+ Ý nghĩa của hội thi.
– Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” được hình thành từ các ý sau:
+ Giới thiệu về hình dáng, màu sắc của loại bưởi Phúc Trạch.
+ Cách thức gọi bưởi và đặc điểm của những múi bưởi Phúc Trạch.
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
– Văn bản “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn”:
+ Cách sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm.
+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (có nhiều yếu tố tự sự). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến của quá trình thi thổi cơm.
– Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”
+ Cách tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).
+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (miêu tả). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung đầy đủ các điều kiện, tính chất, … của bưởi Phúc Trạch.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:
– Kết cấu theo trình tự thời gian.
– Kết cấu theo trình tự không gian.
– Kết cấu theo trình tự logic.
– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
II. Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phần Luyện tập
Bài 1 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?
Trả lời:
Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó.
Có thể bám theo các ý chính:
– Giới thiệu về tác giả.
– Thuyết minh về thời điểm ra đời bài thơ.
– Nội dung của bài thơ:
+ Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quân đội của mình.
+ Câu 3, 4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả.
– Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.
Bài 2 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
Trả lời:
Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau:
– Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật,…
– Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,…
Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic,… hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu.
– Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh.
Tổng kết
Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:
- Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).
- Theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
- Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Hướng dẫn soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, trả lời câu hỏi bài tập trang 165 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 tập 1.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục