Home Blog [Share] Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

[Share] Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

0
[Share] Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hẳn các bạn đã trung học cơ sở ai cũng từng nghe và được học đến Ai đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hôm nay OLP Tiếng Anh sẽ chia sẻ cùng bạn tất tần tật về Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông để bạn dễ dàng học tập và luyện đề nhé!

Giới thiệu chung về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

I. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

– Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…

Xem ngay>>

– Phong cách sáng tác:

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

+ Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

II. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Hoàn cảnh ra đời

Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.

– Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương

– Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

3. Giá trị nội dung

– Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.

– Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước

4. Giá trị nghệ thuật

– Thể loại bút kí

– Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

– Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

– Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)

– Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan

Đừng bỏ lỡ>>

[Share] 9+ Các đề văn về Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tham khảo thêm:

  • Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
  • Kiến thức bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Vẻ đẹp của dòng Sông Hương

Ở khúc thượng nguồn: Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”, “người con gái của rừng già”, “cô gái Digan”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.

Ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố: Sông Hương giống như người con gái lần đầu tiên bước đến với tình yêu vừa e thẹn ngại ngùng, vừa chủ động táo bạo.

Ở trong lòng cố đô: Sông Hương giống như người con gái đang đắm say tình tứ khi bên cạnh người mình yêu và là người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

Ở khúc biệt ly với Huế: Sông Hương như một người con gái luyến tiếc, thủy chung, đau lòng mà từ biệt người yêu.

Sông Hương là một nhân chứng cho lịch sử ngàn năm của Huế và của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, nơi chứng kiến những mất mát và đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX.

Sông Hương như một công dân mang trong mình đầy trách nhiệm sâu sắc đối với tổ quốc: “biết hiến dâng đời mình để làm nên những chiến công hiển hách, gắn bó với Huế qua các cuộc đấu tranh anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng không thiếu những chiến công vang dội…”

Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát, uyển chuyển đầy quyến rũ.

– Tác giả khẳng định: Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước sông Hương. Phải đến với Huế, vào một đêm khuya trên dòng sông Hương lắng nghe tiếng nước vỗ mạn thuyền, tiếng mái chèo khua, “tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” thì hiểu được âm nhạc cổ điển của Huế. Phải thưởng thức nhạc Huế trên sông Hương mới thấy hết giá trị của nó.

Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Sơ đồ tư duy phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông

Luận điểm 1: Hình tượng con sông Hương – dòng sông thiên nhiên (khi ở thượng nguồn, từ thượng nguồn đến Huế, từ Huế đổ ra biển), dòng sông lịch sử và văn hóa của đất Huế.

Luận điểm 2: Hình tượng cái tôi của tác giả (quan sát trên nhiều góc độ, miêu tả trên nhiều phương diện, …)

Luận điểm 3: Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Xem thêm: Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Luận điểm 1: Sông Hương là dòng chảy trải qua hành trình nhiều thăng trầm, gian truân từ dãy núi Trường Sơn về biển cả.

Luận điểm 2: Sông Hương mang vẻ đẹp “sử thi” bi tráng khi “đã sống hết những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó”.

Luận điểm 3: Sông Hương còn bộc lộ vẻ đẹp nên thơ, gợi cảm trong quan hệ với nền văn hoá cố đô Huế.

Luận điểm 4:

Gắn bó máu thịt với con người Huế, sông Hương trở thành dòng sông – đời người.

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem chi tiết: Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Luận điểm 1: Vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương

Luận điểm 2: Sông Hương trong cái nhìn của lịch sử

Luận điểm 3: Sông Hương nhìn ở góc độ văn hóa

Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem chi tiết: Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Sơ đồ tư duy so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương

Luận điểm 1: Nét tương đồng của 2 dòng sông

Luận điểm 2: Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông

Luận điểm 3: Lí giải sự khác biệt

Sơ đồ tư duy so sánh vẻ đẹp sông Đà và sông Hương

Xem chi tiết: Dàn ý so sánh vẻ đẹp sông Đà – Người lái đò sông Đà và sông Hương – Ai đã đặt tên cho dòng sông

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu sau đây để làm phong phú thêm kiến thức của mình về tác phẩm này:

  • Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
  • Các đề đọc hiểu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
  • Các đề văn về Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem ngay>>

*********

Trên đây là sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, hệ thống kiến thức về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Rate this post