Hệ màu cmyk là gì ? Cmyk là gì ? Rgb là gì
Hiện nay, hai hệ màu CMYK và RGB được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, với những bạn mới bắt đầu thì việc phân biệt được hai hệ màu này rất khó khăn. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về hệ màu RGB, CMYK và những điểm khác biệt của hai hệ màu đó.
Hệ màu CMYK là gì?
CMYK là từ viết tắt bởi 4 từ Cyan (màu xanh), Magenta (màu hồng), Yellow(màu vàng), Key (Black – màu đen) của cơ chế hệ màu trừ. Thường được sử dụng cho mục đích in ấn. Hệ màu CMYK có nguyên lý làm việc là hấp thụ ánh sáng. Những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ.
Màu CMYK ra đời trên máy in offset để thoát khỏi cảnh thủ công là muốn in màu nào thì phải pha mực màu đó.
Cơ chế phối màu CMYK tuân theo nguyên tắc chuẩn như là: kết hợp 3 màu là màu xanh (Cyan), màu hồng (Magenta ) và màu vàng (Yellow) sẽ tạo ra một màu đen. Kết hợp 2 màu là màu xanh (Cyan), màu hồng (magenta) sẽ tạo ra màu xanh dương (blue)…
Hệ màu RGB là gì ?
RGB là từ viết tắt bởi 3 từ Red(màu đỏ), Green (màu xanh lá), Blue(màu xanh dương) của cơ chế hệ màu cộng. Thường được sử dụng để hiển thị màu trên màn hình TV, màn hình máy tính, camera… Hệ màu RGB có nguyên lý làm việc là phát xạ ánh sáng. Các màu được sinh ra từ hệ màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc. Các màu này khi kết hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trong dải ánh sáng bạn nhìn thấy.
Ở hệ màu này, màu đen là “không màu”, lúc 3 nguồn sáng Red, Green, Blue này đều tắt một lúc, thì màn hình sẽ tối. Còn lúc 3 nguồn sáng trên chiếu sáng ở cường độ tối đa thì xuất hiện màu trắng.
Hệ màu RGB hoạt động ví dụ như màn hình điện thoại lúc tắt nó chỉ có một màu đen nhưng khi bạn bật lên nó sẽ thêm các hệ màu đó cộng thêm hiệu ứng là màu trắng để phát ra ánh sáng và hình ảnh sinh động. Hệ màu này là sự lựa chọn tốt nhất để hiển thị trên website, trong video….
Sự khác nhau giữa màu RGB và CMYK
Hai hệ màu RGB và CMYK được sử dụng với các mục đích khác nhau:
- Hệ màu CMYK thường được dùng trong in ấn như: poster, thiệp mời, brochure, banner… Và sử dụng cơ chế hệ màu trừ bởi giấy không tự phát sáng.
- Hệ màu RGB thường được dùng để hiển thị màu trên màn hình TV và các thiết bị điện tử khác. Và sử dụng cơ chế hệ màu cộng. Các thiết bị này đã thiết lập sẵn tương thích với hệ màu RGB, bằng các đơn vị là pixels là sự kết hợp của 3 màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam.
Chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu
Hiện nay trong hầu hết các phần mềm đồ họa như Photoshop, Illustrator, CorelDraw, Adobe Indesign, GIMP….đều có chức năng chuyển đổi qua lại giữa các chế độ màu.
Hai hệ màu CMYK và RGB khi chuyển đổi qua lai sẽ bị tình trạng là lệch màu. Bởi hệ màu CMYK là hệ màu trừ còn hệ màu RGB là hệ màu cộng. Kết quả các bạn nhận được sẽ không đúng như màu ban đầu mà sáng hơn hoặc tối hơn. Và các thông số của từng màu sẽ không phải là số nguyên chẵn mà là các số thập phân.
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được một cách tổng quan về hệ màu RGB và hệ màu CMYK. Hi vọng giúp các bạn áp dụng hiệu quả vào công việc thiết kế của mình. Và có một sự lựa chọn hệ màu phù hợp với mục đích sử dụng trong thiết kế.
Dưới đây mình chia sẻ cho các bạn bảng mã màu thường sử dụng nhất