Home Thủ thuật công nghệ Mainboard là gì

Mainboard là gì

0
Mainboard là gì

Mainboard là gì ? Main máy tính là gì ?

Là một trong những bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu trong mỗi chiếc máy tính, laptop… Tuy nhiên có nhiều bạn không hiểu Mainboard là gì ? Nên sử dụng Mainboard nào cho phù hợp để có thể hoạt động hiệu quả ? Mainboard nào chất lượng nhất ? Cách chọn Mainboard cho phù hợp với bus ram, cpu… Trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc ” Mainboard là gì  ” Hãy cùng tìm hiểu nhé ! 

Khái niệm Mainboard là gì ?

Mainboard thuật ngữ mà dân kỹ thuật còn gọi là Motherboard hoặc main của máy tính đều được. Đây được hiểu là bo mạch chủ trên máy tính được dùng để phân phối điện và gắn kết các thiết bị. Cũng như các phần cứng bao gồm : bộ xử lý trung tâm, bộ điều khiển đầu vào / đầu ra và bộ nhớ của chipset, bộ kết nối giao diện… Đây là các bộ phận mà máy tính cần để hoạt động với nhau thông qua các cắm kết nối hoặc dây dẫn. Mainboard thường được đặt ở vị trí trung tâm của thùng máy.

Các chuẩn mainboard trên máy tính 

Hiện nay có một số chuẩn mainboard được biết đến rộng rãi như :

Chuẩn AT

Được sản xuất vào những năm 80, ứng dụng rộng rãi khi Pentium P5 đến penium 2 được bắt đầu sử dụng. Có kích thước khoảng vài trăm mm, không phù hợp để lắp vào máy tính để bàn hiện nay. Các đầu nối của nó khá khó để phân biệt, khiến người dùng dễ nhầm lẫn, từ đó làm thiết bị dễ bị hư hỏng.

Chuẩn ATX

Được Intel phát hành năm 1995, vẫn còn được sử dụng phổ biến đến ngày nay.

Bảng so sánh chuẩn ATX và các chuẩn dựa trên ATX

Tên Hãng thiết kế Năm sản xuất Kích thước Khe Đặc điểm và ứng dụng
ATX Intel 1995 12 × 9.6 in (305 × 244 mm) 7 Dựa trên chuẩn AT đầu tiên.
EATX Không xác định Không xác định 12 x 13 in (304 x 330 mm) 7 EATX (Extended ATX) là phiên bản lớn hơn của ATX, hỗ trợ ổ cắm kép.
Micro-ATX Intel 1997 9.6 × 9.6 in (244 × 244 mm) 4 Có thể đặt vào khung ATX và EATX để giảm kích thước của bo mạch, tăng khe cắm nhưng vẫn giữ được bố cục.
Flex-ATX Intel 1999 9 × 7.5 in (229 × 191 mm) 3 Nhỏ hơn chuẩn ATX nền được sử dụng để tăng khe trong các trường hợp có bo mạch chủ là FlexATX hoặc Mini ITX hoặc trong các máy chủ có giá đỡ mỏng.

Chuẩn BTX

Được Intel thiết kế vào năm 2004, mục đích để giải quyết các vấn đề xảy ra khi công nghệ càng ngày càng mới. Các thiết bị bắt đầu đòi hỏi nhiều năng lượng hơn khiến nhiệt sinh ra cao hơn trên cơ sở vẫn tuân thủ theo các thông số của ATX.

Tên Hãng thiết kế Năm sản xuất Kích thước Khe Đặc điểm và ứng dụng
BTX Intel 2004 10.5 × 12.8 in (266.70 × 325.12 mm) 7 Kế thừa ATX, được sắp xếp lại bố cục để có khả năng làm mát tốt hơn.
Micro-BTX (uBTX) Intel 2004 10.5 × 10.4 in (266.70 × 264.16 mm) 4 Dùng để đặt vào khung BTX để giảm kích thước của bo mạch, tăng khe cắm nhưng vẫn giữ được bố cục.
Nano-BTX Intel 2004 10.5 × 8.8 in (266.70 × 223.52 mm) 2 Dùng để đặt vào khung BTX để giảm kích thước của bo mạch, tăng khe cắm nhưng vẫn giữ được bố cục.
Pico-BTX Intel 2004 10.5 × 8.0 in (266.70 × 203.20 mm) 1 Dùng để đặt vào khung BTX để giảm kích thước của bo mạch, tăng khe cắm nhưng vẫn giữ được bố cục.

Chuẩn DTX

Đây là biến thể của ATX, được thiết kế đặc biệt cho các máy tính để bàn.

Tên Hãng thiết kế Năm sản xuất Kích thước Khe Đặc điểm và ứng dụng
DTX AMD 2007 8 × 9,6 in (203 × 244 mm) 2 Là phiên bản nhỏ của kỹ thuật ATX, dùng để hỗ trợ các máy tính có khả năng chơi game, phát nhạc, video… (máy tính hiện đại).
Mini-DTX AMD 2007 8 × 6,7 inch (203 × 170 mm) 2 Là phiên bản nhỏ của DTX, dùng để lắp vào DTX nhằm tăng khe cắm.
Mini-ITX VIA Technologies 2001 6.7 x 6.7 in (170 x 170 mm) 1 Thiết kế dựa trên ATX nhưng nhỏ và hiệu năng cao hơn, hướng đến ứng dụng trong các thiết bị ít sinh nhiệt, yêu cầu năng lượng thấp.
Nano-ITX VIA Technologies 2003 4.7 × 4.7 in (120 × 120 mm) 1 Tiêu thụ điện năng thấp. Được sử dụng cho những thiết bị giải trí kỹ thuật số thông minh như PVR, hộp giải mã, Media Center, PC xe hơi, và những thiết bị có thiết kế mỏng.
Pico-ITX VIA Technologies 2007 3.9 x 2.8 in (120 x 120 mm) 1 Là phiên bản nhỏ của  Nano-ITX, dùng tăng khe cắm.
Mobile-ITX VIA Technologies 2007 2.953 × 1.772 in
(75 × 45 mm)
1 Là phiên bản nhỏ của  Pico-ITX, dùng tăng khe cắm.

Nên dùng Mainboard của hãng nào tốt nhất ?

Theo một số chuyên gia tư vấn đ chọn cho mình một Mainboard ưng ý, tốt nhất nên dựa trên 3 tiêu chí:
+ Nhiều người sử dụng.
+ Thời gian sử dụng được lâu, ít dính lỗi.
+ Được dân chuyên đánh giá cao.
Ngoài ra bạn cũng phải xem xét đến tính tương thích giữa bo mạch chủ và các thiết bị khác của máy tính như:  CPU, cổng kết nối, khe RAM, thiết bị âm thanh, socket… Các tính năng như khả năng ép xung mong muốn, kích thước, các tiện ích đi kèm… của Mainboard cũng cần được chú ý.
Đặc biệt và cũng tất nhiên phải dựa trên nhu cầu sử dụng của bản thân. Hiện nay các hãng sản xuất Mainboard nổi tiếng như: Asus, MSI, Gigabyte, Asrock, Intel,… đều có phân biệt các dòng tùy nhu cầu sử dụng của người dùng.

Một số thương hiệu Mainboard nổi tiếng hiện nay 

Mainboard hãng ASUS

là một trong những hãng sản xuất bo mạch chủ được nhiều người nhắc đến với chất lượng Mainboard đáng kinh ngạc cùng thiết kế đẹp.

Mainboard hãng Gigabyte

cũng là hãng sản xuất bo mạch nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Cùng với ASUS, là 2 hãng duy nhất hỗ trợ CPU của AMD.

Mainboard hãng MSI

đã quá nổi tiếng trên thị trường Mainboard, hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường chơi game tại Việt Nam. Hầu hết các quán net đều sử dụng Mainboard của MSI.

Mainboard hãng Asrock

Nnếu MSI là bá chủ của thị trường Mainboard ở lĩnh vực phòng net, thì Asrock là đế vương của Mainboard giới văn phòng. Với khả năng đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản của người dùng cùng độ bền theo năm tháng.
Intel: mặc dù rất mạnh ở các lĩnh vực khác, tuy nhiên ở thị trường Mainboard, Intel có sự chững lại rõ ràng khi quá lâu không chịu đổi mới. Các lỗi cũ vẫn mãi không được vá khiến hãng dần đánh mất vị thế của mình trong thị trường Mainboard.

5/5 - (2 bình chọn)