Home Blog Các tuyến đường sắt chính của việt nam

Các tuyến đường sắt chính của việt nam

0

Hạ tầng cơ sở Đường sắt – Các tuyến đường sắt chính của việt nam gồm những tuyến nào  ?

Là một trong những thông tin không ít đọc giả quan tâm đó là hệ thống đường sắt Việt Nam. Các tuyến đường sắt chính của Việt Nam là gì ? Tổng chiều dài đường sắt việt nam hiện nay là bao nhiêu km?.. Hãy cùng Olp Tiếng Anh tìm hiểu trong phần bài viết này nhé.

Lịch sử đường sắt Việt Nam

+ Tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương được khởi công vào năm 1881. Với chiều dài 71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho.

+ Đến năm 1936 hoàn thành mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2600km.

+ 1955 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục Đường sắt.

+ Sau 36 năm chia cắt, đến năm 1976 tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh được phụ hồi trở lại. Tuyến đường này nối liền hai miền Bắc – Nam nước ta.

+ Đến năm 1990  Theo quyết định số 575/QĐ/TCCB-LĐ ngày 10/4/1990 của Bộ trưởng GTVT. Tổng cục Đường sắt được chuyển đổi thành Liên hiệp ĐSVN.

+ 2003 Quyết định số 34/2003 QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Về việc thành lập Tổng Công ty ĐSVN.

+ Đến năm 2010 Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty ĐSVN được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ.

Tìm hiểu cơ sở hạ tầng đường sắt Việt Nam

Hiện nay hệ thống mạng lưới đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2.600 km. Tuyến đường sắt đã được nối liền chạy qua các khu dân cư của nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt là tuyến  Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai. Và Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn.
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, cũng như nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng mở rộng.  Tuyến đường sắt Việt Nam có tiềm năng sẽ được nối liền các tuyến Đường sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát triển. Tuy nhiên đây vẫn chưa có những thông tin chính thức về tcac1 tuyến này.
Các tuyến đường sắt chính của việt nam

Hình ảnh tuyến đường sắt Việt Nam

Tìm hiểu khổ đường sắt của Việt Nam

Hiện nay đường sắt chúng ta sử dụng ba loại khổ đường. Loại đuờng 1.000 mm, đuờng tiêu chuẩn (1.435 mm) và đường lồng ( tức là đường chung cả 1.435 mm và 1.000 mm). Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về chiều dài các tuyến đường chính của mạng lưới đường sắt Việt Nam trong bảng sau.

Chiều dài các tuyến đường sắt chính của Việt Nam

Tuyến chính Chiều dài Khổ đuờng
Hà Nội – TP Hồ Chí Minh 1.726 1.000 mm
Hà Nội – Hải Phòng 102 1.000 mm
Hà Nội – Lào Cai 296 1.000 mm
Hà Nội – Đồng Đăng 162 Đường lồng (1.435 &1.000 mm).
Hà Nội – Quán Triều 75 Đường lồng (1.435 &1.000 mm).
Kép – Uông Bí – Hạ Long 106 1.435 mm
Kép – Lưu Xá 57 1.435 mm

Chiều dài của các loại đường sắt ở Việt Nam

Đường chính và đuờng nhánh 2.600 km
Trong đó:
– Đường khổ 1.000 mm 2.169 km
– Đường khổ 1.435 mm 178 km
– Đường lồng 253 km
Đường tránh và đuờng nhánh 506 km
Tổng cộng 3.160 km

Cấu tạo đường sắt Việt Nam

Đường sắt Việt Nam hiện nay sử dụng loại tà vẹt bê tông hai khối, tà vẹt gỗ và sắt. Sử dụng loại ray 43 kg/m có khả năng liên kết cứng giữa ray và tà vẹt. Những năm gần đây nhiều tuyến đường đã được sử dụng các lọai liên kết đàn hồi để thử nghiệm.

Cầu và cống có tuyến đường sắt đi qua

+ Ước tính đến thời điểm hiện tại có tất cả 1.790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368 mét. 31 cầu chung đường sắt – đường bộ dài 11.753 mét. Tổng chiều dài cầu trên tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầu trên đường sắt. Tương ứng với 36.056 mét,
+ Hiện nay có 180 cầu dầm thép tạm thời với dài 18.084 mét. Chiếm 31% tổng chiều dài cầu Đường sắt nước ta. Chiều dài các cầu bê tông trên tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh khoảng 9.179 mét. Trong khi tổng chiều dài là 13.274 mét.
+ Với chiều dài 80.850 mét trên Đường sắt thì có khoảng 5.128 cống.
+ Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh có 27 hầm, chiều dài 8.335 mét. So với tổng số hầm là 39 hầm với chiều dài 11.512 mét .

Hệ thống thống tin tín hiệu đường sắt Việt Nam

Hệ thống tín hiệu được lắp đặt trên hầu hết các tuyến đường sắt phía Bắc. Sử dụng điện với thiết bị đóng đường cánh/đèn màu. Trên các tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh được lắp đặt hệ thống đóng đường nửa tự động.
Đường sắt Việt Nam cũng sử dụng hầu hết máy tải ba 1 kênh, 3 kênh, 12 kênh được sản xuất tại Hungary. Hệ thống radio tần số cao được dùng cho hệ thống dự trữ khẩn cấp ở một số khu vực của mạng lưới đường sắt.

 Số điện thoại ga biên hòa Đồng Nai

Ga đường sắt tại Biên Hòa có địa chỉ: Khu phố 2 – Phường Trung Dũng – Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại: 061-3823.726

Bảng giờ tàu Thống Nhất

Bảng giờ của tàu Thống Nhất Chiều Hà Nội – Sài Gòn:

Bảng giờ của tàu Thống Nhất Chiều Hà Nội - Sài Gòn:

Bảng giờ của tàu Thống Nhất Chiều Sài Gòn – Hà Nội:

Bảng giờ của tàu Thống Nhất Chiều Sài Gòn - Hà Nội:
Trên đây là những thông tin về đường sắt Việt Nam dành cho bạn. 

5/5 - (3 bình chọn)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here