Home Tin tức [ĐẶC SẮC] Các Lễ Hội Ở Việt Nam – Nét Đẹp Truyền Thống Dân Tộc

[ĐẶC SẮC] Các Lễ Hội Ở Việt Nam – Nét Đẹp Truyền Thống Dân Tộc

0
[ĐẶC SẮC] Các Lễ Hội Ở Việt Nam – Nét Đẹp Truyền Thống Dân Tộc

Nhắc đến nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội ở Việt Nam đã có thời cha ông chúng ta và được lưu giữ đến tận bây giờ. Mỗi lễ hội sẽ thể hiện một nét đẹp riêng rất đáng tự hào. Các bạn hãy cùng Blog OLP tiếng Anh điểm lại các lễ hội ở Việt Nam tiêu biểu nhất nhé.

1. Lễ hội Đền Hùng

✅ Thời gian: Từ ngày 08 – 11/03 âm lịch hàng năm

✅ Địa điểm: Phú Thọ

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội đền Hùng

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Chắc hẳn 2 câu thơ trên rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn được tổ chức vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị vua Hùng. Lễ hội được tổ chức hàng năm và thu hút rất nhiều khách du lịch. Cả khách từ mọi miền Tổ Quốc và khách quốc tế. Đây là một bản sắc đẹp cần được lưu giữ và tiếp tục phát huy.

2. Lễ hội Yên Tử

✅ Thời gian: Kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

✅ Địa điểm: Núi Yên Tử – TP Uông Bí – Quảng Ninh

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử là một trong các lễ hội ở Việt Nam có quy mô lớn nhất. Lễ hội này được tổ chức nhằm tôn vinh công đức của người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – Phật hoàng Trần Nhân Tông. Lễ hội bao gồm nhiều nghi thức trang trọng tại chân núi Yên Tử. Đặc biệt là cuộc hành hương lên ngôi chùa nằm chót vót trên đỉnh núi – chùa Đồng. Sau cuộc hành hương bạn sẽ thấy tâm hướng về Phật và quên đi muộn phiền trần ai. Nếu bạn là một người yêu thích tín ngưỡng thì nên tham dự lễ hội này nhé.

QUAN TÂM >> 5 bộ phim thanh xuân hay nhất của Ngô Thiến bạn đã xem hết chưa?

3. Lễ hội chùa Hương

✅ Thời gian: Thường tổ chức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

✅ Địa điểm: Chùa Hương – Mỹ Đức – Hà Nội

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam có lượng người tham dự đông đúc nhất. Đây là nơi quy tụ số lượng lớn các phật tử tham gia hành hương. Hàng năm cứ vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng âm lịch lễ hội sẽ được tổ chức. Đây cũng là lễ hội có thời gian diễn ra dài nhất. Tham dự lễ hội không chỉ được lễ Phật, mà bạn còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp. Giữa cảnh sông nước hữu tình chúng ta cùng cầu mong một năm sung túc, bình an.

4. Lễ hội Lim

✅ Thời gian: ngày 13 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm

✅ Địa điểm: Huyện Tiên Du – Tỉnh Bắc Ninh

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh Lễ hội Lim

Lễ hội Lim là sự kết tinh độc đáo của văn hóa vùng Kinh Bắc. Đây là nơi quy tụ nhiều các lễ hội ở Việt Nam đậm chất dân gian. Nổi bật tại lễ hội này là các bài dân ca Quan họ đầy nét trữ tình. Các liền anh liền chị đứng trước cửa lăng hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao các vị thần.

Lễ hội Lim có nhiều hoạt động phong phú. Hội tụ đủ các nền văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh. Người dân xa quê hay các các vị khách tứ phương vào dịp này đều tụ hội về cùng tham gia và thưởng thức các nét đẹp truyền thống dân tộc.

QUAN TÂM >> Review phim Tuổi 25 Tuổi 21

5. Lễ hội chùa Thầy

✅ Thời gian: Thường diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm

✅ Địa điểm: Chùa Thầy tại chân núi Phật Tích, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội Chùa Thầy

Lễ hội chùa Thầy là một trong các lễ hội ở Việt Nam được nhiều người tham dự nhất. Đặc biệt là các Phật tử. Chùa Thầy là một nơi thiêng liêng thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua được nhân dân vô cùng ngưỡng mộ, tôn kính. Du khách tham dự lễ hội chùa Thầy để cầu may mắn, bình an, cầu duyên và tiền tài cũng như để thưởng ngoạn cảnh vật nơi đây.

Lễ hội chùa Thầy diễn ra đặc sắc với 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mỗi phần gồm nhiều mục đặc sắc như sau:

Phần lễ bao gồm 3 lễ chính:

  • Lễ Mộc dục hay còn gọi là lễ tắm tượng. Vào sáng mùng 5 tháng 3 hàng năm, người dân cùng người trong chùa chuẩn bị nước thơm và khăn mới để thực hiện nghi lễ. Nước tắm tượng được nấu từ nước mưa và 5 loại lá thơm. Sư trụ trì và 12 vị bô lão được trọng dụng trong làng cùng thực hiện nghi lễ trong không khí trang nghiêm.
  • Lễ phụng nghênh bài vị và cúng An vị. Đây là phần lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tòa điện Thánh xuống tòa chùa Trung để đức Thánh có thể chứng kiến nghi lễ trong ba ngày hội.
  • Lễ tế và lễ rước: đây là ngày lễ chính của lễ hội chùa Thầy. Vào ngày này 4 thôn trong làng sẽ cùng hội tụ trước sân chùa để thực hiện nghi lễ.

Song song với phần Lễ là các hoạt động của phần Hội. Các phần hội đặc sắc bao gồm hội múa rối, trò bịt mắt đập niêu và nhiều hoạt động khác như đấu vật, đá cầu… Đây là một lễ hội nhiều hoạt động vui nhộn và đầy bản sắc. Nếu có dịp bạn hãy tham dự để cùng thưởng thức nhé.

6. Lễ hội Đền Trần

✅ Thời gian: từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm

✅ Địa điểm: Đền Trần – phường Lộc Vượng – Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định

các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội Đền Trần

Lễ hội đền Trần cũng là một trong các lễ hội ở Việt Nam có quy mô lớn. Đây là một lễ hội được tổ chức nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần đã có công sáng lập và gìn giữ vùng đất Nam Định. Đặc biệt nhất tại lễ hội đền Trần là nghi thức “khai ấn”. Mỗi năm lễ hội thu hút hàng vạn người trên toàn quốc đến tham quan và xin ấn với mong muốn một năm mới mạnh khỏe và phát đạt.

Lễ hội đền Trần được tổ chức với nhiều nghi lễ trang nghiêm. Đặc biệt là Lễ dâng hương hồi ảnh cung cách triều đình phong kiến xa xưa. Tại lễ này gồm 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa vào đền để dâng lễ lên 14 ngai vua. Ngoài ra tại lễ hội còn nhiều hoạt động vui nhộn như hát văn, múa bài bông, múa lân, chọi gà, diễn võ, đấu vật… Lễ hội này là niềm tự hào của người dân Nam Định nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

7. Một số lễ hội khác ở Việt Nam

Ngoài các lễ hội trên, Việt Nam còn có nhiều lễ hội đặc sắc khác như:

  • Lễ hội Gò Đống Đa – Hà Nội
  • Hội chùa Bái Đính – Ninh Bình
  • Lễ hội chùa Keo – Thái Bình
  • Lễ hội Lồng Tông – Tuyên Quang
  • Lễ hội Hoa Ban – Sơn La
  • Lễ hội cầu ngư – Thừa Thiên Huế
các lễ hội ở Việt Nam
Hình ảnh lễ hội cầu ngư
  • Lễ hội Lam Kinh – Thanh Hóa
  • Lễ hội Dinh Thầy – Thím – Bình Thuận
  • Lễ hội Ka Tê – Ninh Thuận, Bình Thuận
  • Lễ hội đua voi – Tây Nguyên
  • Lễ hội Bà Chúa xứ – An Giang
  • Lễ hội Dinh Cô – Bà Rịa – Vũng Tàu

Mỗi lễ hội ở Việt Nam đều độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nét đẹp tín ngưỡng rất đáng trân trọng và lưu giữ. Dù đi đâu về đâu, người dân Việt Nam vẫn luôn hướng về các nét đẹp của quê hương. Mỗi lễ hội đều có nét đẹp riêng, nếu có cơ hội thì bạn hãy cùng tham dự và thưởng thức nhé.

Các tìm kiếm liên quan đến các lễ hội ở Việt Nam:

  • Văn hóa lễ hội ở Việt Nam
  • Hình ảnh các lễ hội ở Việt Nam
  • Danh sách các lễ hội ở miền Bắc
  • Các lễ hội ở miền Nam
  • Số lễ hội ở Việt Nam
  • Nguồn gốc của lễ hội
Rate this post