Hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là self-fulfilling prophecy, lời tiên đoán tự trở thành hiện thực, được xem như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự.
Hiệu ứng Pygmalion được lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp cổ đại về Pygmalion trong cuốn Metamorphoses của Ovid, kể về một nhà điêu khắc tài ba có tình yêu to lớn dành cho bức tượng phụ nữ bằng ngà voi do chính tay mình sáng tạo.
Nghiên cứu cho thấy, khi bạn mong đợi một kết quả nhất định, sẽ làm tăng khả năng xảy ra của nó.
Hiệu ứng này lần đầu tiên được phát hiện trong lớp học, sau đó các môi trường quản lý khác lần lượt được kiểm chứng.
Thử nghiệm của Rosenthal và Jacobsen vào năm 1968 cho thấy rằng những mong đợi của giáo viên ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.
Kỳ vọng tích cực sẽ mang lại hiệu suất tích cực, kỳ vọng tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất.
Pygmalion là một thủ thuật tâm lý để gieo niềm tin, tạo động lực để một người bắt đầu hành động theo sự mong đợi đó.
Nếu lãnh đạo cho cấp dưới của họ biết những điều tuyệt vời từ họ, bạn sẽ thấy rằng họ làm việc rất tốt.
Nếu lãnh đạo tin rằng mọi nhân viên đều có khả năng đóng góp tích cực vào nơi làm việc và truyền đi thông điệp đó thì vô thức sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
Hiệu ứng Pygmalion hoạt động theo cơ chế vòng tròn gồm 4 giai đoạn:
Niềm tin của người khác với ta sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ với ta.
Hành động của họ với ta sẽ ảnh hưởng và củng cố niềm tin của ta về bản thân mình.
Niềm tin của ta về bản thân sẽ ảnh hưởng đến hành động của ta với người khác.
Hành động của ta với người khác sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người khác với ta.
Tuy nhiên, hiệu ứng này vẫn có mặt tiêu cực của nó.
Đây không phải cái cớ để đặt những kỳ vọng không thực tế vào một người. Như nhà bác học Einstein từng nói rằng:
Đừng đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó.
Nếu chúng ta đặt kỳ vọng sai chỗ, điều đó vô hình chung sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho người nghe.
Gia tăng hiệu suất làm việc là tốt, nhưng điều gì cũng phải có một giới hạn nhất định.
Nghiên cứu cho thấy, khi bạn mong đợi một kết quả nhất định, sẽ làm tăng khả năng xảy ra của nó.
Hiệu ứng này lần đầu tiên được phát hiện trong lớp học, sau đó các môi trường quản lý khác lần lượt được kiểm chứng.
Thử nghiệm của Rosenthal và Jacobsen vào năm 1968 cho thấy rằng những mong đợi của giáo viên ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.
Kỳ vọng tích cực sẽ mang lại hiệu suất tích cực, kỳ vọng tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất.
Pygmalion là một thủ thuật tâm lý để gieo niềm tin, tạo động lực để một người bắt đầu hành động theo sự mong đợi đó.
Nếu lãnh đạo cho cấp dưới của họ biết những điều tuyệt vời từ họ, bạn sẽ thấy rằng họ làm việc rất tốt.
Nếu lãnh đạo tin rằng mọi nhân viên đều có khả năng đóng góp tích cực vào nơi làm việc và truyền đi thông điệp đó thì vô thức sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
Hiệu ứng Pygmalion hoạt động theo cơ chế vòng tròn gồm 4 giai đoạn:
Niềm tin của người khác với ta sẽ ảnh hưởng đến hành động của họ với ta.
Hành động của họ với ta sẽ ảnh hưởng và củng cố niềm tin của ta về bản thân mình.
Niềm tin của ta về bản thân sẽ ảnh hưởng đến hành động của ta với người khác.
Hành động của ta với người khác sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của người khác với ta.
Tuy nhiên, hiệu ứng này vẫn có mặt tiêu cực của nó.
Đây không phải cái cớ để đặt những kỳ vọng không thực tế vào một người. Như nhà bác học Einstein từng nói rằng:
Đừng đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó.
Nếu chúng ta đặt kỳ vọng sai chỗ, điều đó vô hình chung sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho người nghe.
Gia tăng hiệu suất làm việc là tốt, nhưng điều gì cũng phải có một giới hạn nhất định.