Rượu đế là loại rượu được chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam. Rượu đế còn có tên gọi khác là rượu gạo, rượu trắng.
Rượu đế là một loại đồ uống chứa cồn làm từ cơm lên men và nấu thành rượu.
Nguyên liệu chính làm rượu đế gồm các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo.
Một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng khác như mầm thóc, ngô, hạt mít.
Nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định nên được ưa chuộng nhất trong cộng đồng.
Men rượu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình nấu rượu.
Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, tùy theo những bí quyết, công thức riêng của từng gia đình.
Những công thức này cùng với kỹ thuật ủ men nhiều khi không truyền cho người ngoài nhằm giữ bí quyết chất lượng rượu của nghệ nhân.
Quy trình nấu rượu đế:
Nguyên liệu chính được nấu chín, đánh tơi và trộn với men rượu tán thật nhỏ mịn cho đều.
Đem ủ kín trong một thời gian nhất định cho sản phẩm lên men chuyển hóa thành tinh bột rượu.
Sau đó cho sản phẩm đã lên men vào nồi chưng cất đun lửa đều để rượu bay hơi.
Trên miệng nồi có một ống nhỏ để dẫn hơi rượu và một phần hơi nước trong quá trình nấu ra ngoài.
Ống dẫn dài và một phần lớn độ dài của ống được ngâm trong bồn nước lạnh để hơi rượu ngưng tụ thành giọt lỏng chảy vào bình đựng rượu.
Nếu lấy ít rượu ta sẽ được rượu nước đầu có nồng độ cao nhất (thường 15 lít gạo cho được khoảng 5 lít rượu có nồng độ cao đến 65 độ).
Tuy nhiên, hiếm khi người sản xuất rượu chỉ lấy nước đầu, thường người ta còn chế thêm nước vào nồi, khuấy kỹ và tiếp tục chưng cất cho các nước 2, nước 3.
Sau đó đem phối trộn với nước đầu để rượu có nồng độ vừa phải.
Nguyên liệu chính làm rượu đế gồm các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo.
Một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng khác như mầm thóc, ngô, hạt mít.
Nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định nên được ưa chuộng nhất trong cộng đồng.
Men rượu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình nấu rượu.
Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, tùy theo những bí quyết, công thức riêng của từng gia đình.
Những công thức này cùng với kỹ thuật ủ men nhiều khi không truyền cho người ngoài nhằm giữ bí quyết chất lượng rượu của nghệ nhân.
Quy trình nấu rượu đế:
Nguyên liệu chính được nấu chín, đánh tơi và trộn với men rượu tán thật nhỏ mịn cho đều.
Đem ủ kín trong một thời gian nhất định cho sản phẩm lên men chuyển hóa thành tinh bột rượu.
Sau đó cho sản phẩm đã lên men vào nồi chưng cất đun lửa đều để rượu bay hơi.
Trên miệng nồi có một ống nhỏ để dẫn hơi rượu và một phần hơi nước trong quá trình nấu ra ngoài.
Ống dẫn dài và một phần lớn độ dài của ống được ngâm trong bồn nước lạnh để hơi rượu ngưng tụ thành giọt lỏng chảy vào bình đựng rượu.
Nếu lấy ít rượu ta sẽ được rượu nước đầu có nồng độ cao nhất (thường 15 lít gạo cho được khoảng 5 lít rượu có nồng độ cao đến 65 độ).
Tuy nhiên, hiếm khi người sản xuất rượu chỉ lấy nước đầu, thường người ta còn chế thêm nước vào nồi, khuấy kỹ và tiếp tục chưng cất cho các nước 2, nước 3.
Sau đó đem phối trộn với nước đầu để rượu có nồng độ vừa phải.