Trên các xe hiện đại ngày nay, hầu hết các hoạt động của xe đều thông qua các cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU. Các loại cảm biến trên ô tô cũng như các giác quan trong cơ thể người, nó thu thập các tín hiệu cần thiết giúp máy tính trung tâm điều khiển động cơ làm việc hiệu quả nhất.
-
Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến trục khuỷu
Cảm biến loại này có công dụng báo cho ECU của xe biết chính xác vị trí của cốt máy ở những vị trí tương ứng với cuối thì nổ để ECU điều chỉnh các thời điểm phun nhiên liệu và đánh lửa thích hợp cho các xy lanh của động cơ.
Cảm biến vị trí trục khuỷu là một trong những cảm biến quan trọng góp phần trong việc vận hành động cơ. Nếu thiếu cảm biến này, động cơ có thể không khởi động được, tốc độ cầm chừng không đều. Máy rung vì đánh lửa sai, hao xăng và tăng tốc không ổn định.
-
Nguyên lý hoạt động của cảm biến trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu được cấu tạo từ một nam châm vĩnh cửu, vì thế luôn có một từ trường ổng định được sinh ra. Khi trục khuỷu quay, các chân thép được xoay trong từ trường. Điều này dẫn đến dao động trong từ trường. Và tạo ra một tín hiệu dòng xoay chiều (AC), mà bộ phận điều khiển động cơ (EMU) sử dụng để tính tốc độ quay. Dao động từ rất hữu ích trong việc xác định tốc độ và vị trí của trục cam.
-
Cấu tạo của cảm biến trục khuỷu
Bộ phận chính của cảm biến là một cuộn cảm ứng, một nam châm vĩnh cửu và một rotor dùng để khép mạch từ có số răng tùy loại động cơ.
-
Thông số kỹ thuật của cảm biến trục khuỷu
Khi lắp ráp cảm biến, lực xiết cần thiết để đảm bảo là 10 N.m
Khi hoạt động bình thường, cảm biến có giá trị điện trở từ 200 – 500 Ω và điện áp 0.2 – 2 V
-
Sơ đồ mạch điện của cảm biến trục khuỷu
Tùy vào động cơ của những hãng xe khác nhau mà cảm biến vị trí trục khuỷu có 2 hoặc 3 dây.
-
Cách kiểm tra của cảm biến trục khuỷu
Để kiểm tra cảm biến còn hoạt động được hay không, chúng ta có hai cách sau:
- Đo xung: Để kiểm tra bằng cách này, chúng ta phải có thiết bị chẩn đoán có hỗ trợ chức năng đo xung.
- Dùng đồng hồ VOM: Đo điện trở tiêu chuẩn của cảm biến.
Nối dụng cụ đoĐiều kiện tiêu chuẩn
Giá trị hiển thị
1 – 2
Lạnh1.63 – 2.74 Ω1 – 2Nóng
2.065 – 3.225 Ω
CHÚ Ý: Trong bảng ở trên đây, khái niệm “Lạnh” và “Nóng” là nhiệt độ của cảm biến. “Lạnh” có nghĩa là khoảng -10°C đến 50°C (14°F to 122°F). “Nóng” có nghĩa là khoảng 50°C đến 100°C (122°F đến 212°F).
Nếu kết quả không chính xác ta thay thể cảm biến vị trí trục khuỷu.
-
Vị trí lắp đặt của cảm biến trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu thường lắp ở vị trí gần pu-ly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc phía trên trục khuỷu.
-
Các triệu chứng hư hỏng thường gặp của cảm biến trục khuỷu
Khi cảm biến này bị hỏng, động cơ có thể không khởi động được, khó khởi động khi máy nguội, tốc độ cầm chừng không đều, máy rung vì đánh lửa sai, hao xăng và không tăng tốc ổn định.
Nguyên nhân chủ yếu cảm biến trục khuỷu thường bị hư hỏng là do ngắn mạch.
Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC – “Học để làm được”
Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: 0945.71.17.17 – 028.66.88.22.88 Email: [email protected]