Home Tin tức 5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến nhất hiện nay 

5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến nhất hiện nay 

0
5 công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến nhất hiện nay 

Bên cạnh nội dung và giao diện đẹp mắt, tốc độ load trang là một trong những tiêu chí quan trọng để Google đánh giá và xếp hang website. Vậy làm thế nào để kiểm tra tốc độ website đơn giản và hiệu quả nhất? 

Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giới thiệu cho bạn 5 công cụ kiểm tra tốc độ hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu về ưu-nhược điểm của các công cụ này để lựa chọn phù hợp cho website của mình nhé! 

Có thể bạn quan tâm: Tại sao tốc độ website rất quan trọng đối với doanh thu bán hàng?

Google PageSpeed ​​Insights 

Công cụ kiểm tra tốc độ website đầu tiên mà bạn có thể sử dụng là Google PageSpeed Insights. Đây là công cụ giúp phân tích trang web một cách toàn diện, từ tốc độ load trang trên máy tính để bàn tới tốc độ khi chạy trên thiết bị di động. Nó là một công cụ được Google phát triển giúp nhà quản trị web kiểm tra, đo lường tốc độ tải trang là nhanh, chậm hay trung bình. 

Mặt khác, Google PageSpeed Insights cũng đưa ra những đề xuất quan trọng để nhà quản trị cải thiện chất lượng trang web. Ưu điểm của công cụ này là sau khi kiểm tra sẽ có con số cố định nên dễ dàng đánh giá mức độ load trang hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, những con số này chỉ mang tính tương đối và sẽ thay đổi theo mỗi lần kiểm tra. 

Think With Google 

Think With Google là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ website nằm trong chiến lược tập trung cho mobile của Google. Nó giúp nhà quản trị kiểm tra tốc độ load trang khi sử dụng 4G trên thiết bị di động và đánh giá tốc độ đó có tốt và thay đổi theo thời gian không. Muốn tiến hành kiểm tra, bạn truy cập vào Think With Google, nhập URL, domain của trang web cần kiểm tra vào ô. 

Tiếp đó, ấn Enter và chờ đợi công cụ thực hiện quá trình kiểm tra. Google sẽ quét và check các thông số liên quan, đưa ra con số cụ thể về thời gian load của website trên 4G. Đồng thời, Think With Google cũng hiển thị tỷ lệ người dùng truy cập bỏ trang và cho phép xem tốc độ website ở một quốc gia bất kỳ. 

Muốn xem các thống kê khác về website mà Google đã tạo, bạn chỉ cần click chuột vào mục Get your full report. Nhược điểm của công cụ này là những con số kiểm tra cũng mang tính chất tương đối nên kết quả có thể thay đổi theo thời gian. 

Dotcom Monitor 

Dotcom Monitor được đánh giá là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị kiểm tra tốc độ website. Công cụ cho phép phân tích một cách toàn diện website với các thông số như thời gian load trang, số lượng request HTTP,… 

Đặc biệt Dotcom Monitor cho phép người dùng kiểm tra tốc độ tải trang trên các trình duyệt khác nhau, bao gồm cả Chrome, Firefox, Safari. Không chỉ có hiệu suất web, bạn còn có thể kiểm tra server web, khả năng nằm trong blacklist spam của hosting web. 

Google  lighthouse

Google lighthouse được nhiều người dùng tin tưởng bởi khả năng kiểm tra tốc độ website đơn giản. Sau nhiều lần cập nhật, Google đã bổ sung thêm nhiều thông số để kiểm tra tốc độ web tốt hơn. Ưu điểm của Google lighthouse là rất dễ sử dụng, con số có tỷ lệ chính xác cao hơn Google PageSpeed Insights. Công cụ cũng đưa ra những nguyên nhân cụ thể khiến cho web load chậm để nhà quản trị điều chỉnh. Mặc dù vậy, những con số kiểm tra của Google lighthouse vẫn mang tính tương đối, không phản ánh được toàn bộ các vấn đề về tốc độ tải web. 

Webpage Test

Môt công cụ kiểm tra tốc độ website có độ tin cậy cao mà người dùng nên sử dụng là Webpagetest. Nó có chức năng tương tự như Dotcom Monitor nhưng được cập nhật nhiều tính năng độc đáo hơn. Các thông tin được cung cấp hữu ích và hỗ trợ tối ưu hóa website tốt hơn. Nhà quản trị web có thể sử dụng trên nhiều trình duyệt và hướng tới các mục tiêu theo từng không gian địa lý khác nhau. 

Các công cụ trên đều giúp quản trị viên kiểm tra tốc độ chạy web khá tốt với nhiều tính năng. Tuy nhiên, các con số vẫn còn mang tính tương đối và không hỗ trợ tối ưu tốc độ web một cách tối đa. Vì vậy, để cải thiện tốc độ tải trang, bạn nên sử dụng dịch vụ CDN giảm tải server. 

    CDN sẽ giúp tốc độ tải trang web nhanh và đồng đều giữa người dùng ở mọi khu vực, giúp nâng cao chất lượng người dùng. 
    Dữ liệu nội dung của website sẽ được máy chủ CDN phục vụ khi người dùng truy cập vào website. Do đó, tốc độ tải trang được cải thiện đáng kể, giảm hơn 90% tải và băng thông cho máy chủ gốc. 
    CDN cũng giúp nhà quản trị cải thiện và tăng hiệu suất website tối đa khi có nhiều người dùng truy cập. Đồng thời, website của bạn cũng được Google Ranking đánh giá tốt hoen, hỗ trợ SEO tối đa và độ sẵn sàng lên đến 99,99%. 

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc 5 công cụ kiểm tra tốc độ website tốt nhất hiện nay. Bên cạnh các công cụ này, nhà quản trị website có thể sử dụng dịch vụ CDN để tăng tốc độ tải trang và đảm bảo hiệu suất cao nhất. Trân trọng! 

Nội dung có sự tham khảo từ Bizfly Cloud

BizFly Cloud – Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất tại Việt Nam

Vận hành bởi VCcorp

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Google map: https://goo.gl/maps/CUqazfqqgd5w4HSh6

Rate this post