Home Blog XÚC TÍCH hay SÚC TÍCH? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

XÚC TÍCH hay SÚC TÍCH? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

0
XÚC TÍCH hay SÚC TÍCH? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

Xúc tích hay súc tích – đâu mới là từ đúng chính tả? Nên sử dụng trong giao tiếp và soạn thảo văn bản? Nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai từ này gây khó khăn trong việc viết đúng Tiếng Việt. Với phương pháp phân tách từ ngữ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng xúc tích hay súc tích nhé.

Hãy cùng Wikikienthuc chúng ta cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của 2 từ này. Cũng như đưa ra kết luận chính xác từ nào mới là từ đúng chính tả Tiếng Việt ngay dưới đây nhé.

Bạn đang xem: XÚC TÍCH hay SÚC TÍCH? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

Kết luận: súc tích là từ hoàn toàn đúng về mặt chính tả mà bạn nên dùng.

Phân biệt nghĩa xúc tích hay súc tích

Chọn đúng chính tả xúc tích hay súc tích, bạn có thể dùng cách phân tách từ ngữ và soi chiếu ngữ nghĩa vào từ điển. Dựa vào thông tin của từng yếu tố, bạn có thể biết được từ nào đang dùng đúng hay sai.

1. Ý nghĩa của từ súc tích là gì?

Từ “súc” trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trước hết hãy cùng phân tách từ súc tích để hiểu rõ hơn về các tầng nghĩa. Thứ nhất là từ “súc” theo ghi chú của các loại từ điển chính thống hiện nay. “Súc” được dùng với nhiều dạng nghĩa khác nhau, cơ bản có 6 tầng nghĩa.

Trước tiên sẽ là “súc” với ý nghĩa chỉ sự tích tụ, chứa đựng, trữ, ẩn giấu (Từ điển phổ thông). Theo từ điển Thiều Chửu chỉ “dành chứa, được chứa đựng, ấp ủ, nuôi chí”. Hay theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng và Trần Văn Chánh đều chung nghĩa “tích trữ, nuôi dưỡng”.

Tiếp theo, từ “súc còn có nhiều ý nghĩa khác được từ điển ghi chép lại và dùng trong nhiều ngữ cảnh. Chẳng hạn Trần Văn Chánh còn chỉ “bước ngắn, yêu, nổi dậy trong lòng ”; theo Từ điển Nguyễn Quốc Hùng chỉ “đầu nguồn, đầu dòng, nước tích tụ, chỗ nước đọng lại — ngưng tụ; theo từ điển Thiều Chửu chỉ “nuôi, lưu lại, vực dậy”; Ngoài ra còn có nhiều nghĩa nhỏ khác như: lọc bỏ bã rượu, đông người, co lại, sừng sững, vời vợi,…

Từ tích trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là gì?

Theo như khảo sát từ 03 cuốn từ điển (Thiều Chửu, Trần Văn Chánh, Nguyễn Quốc Hùng). Từ “tích” cũng có nhiều mặt ngữ nghĩa khác nhau. Đầu tiên “súc” được dùng với nghĩa “Chứa góp, chất, xếp, trữ, gom lại, tụ lại” (viết là 積 theo tiếng Hán). Các từ ghép có chứa yếu tố “tích” dùng với ý nghĩa như trên có rất nhiều. Chẳng hạn như tích trữ, tích lũy, tích niên, tích toán, tích số.

Tiếp theo ở tầng nghĩa khác như “cầm lấy, nắm lấy” (ghi là乴), “hẹp hòi, kỳ dị, khác thường, bất chính”. Hay chỉ nơi có “đất xấu, không thể trồng trọt canh tác được” (theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng). Ngoài ra, còn có một từ tích chúng ta rất hay gặp như cổ tích, chuyện xưa tích cũ. Lúc này, từ “tích” lại chỉ “ Những việc xảy ra trước đây, xưa, cũ, trước kia”.

Xem thêm: XỬ LÝ hay SỬ LÝ từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt

2. Ý nghĩa từ xúc tích là gì?

Tương tự như cách thức kiểm tra từng ngữ như trên. Chúng ta vẫn phải căn cứ vào các cuốn từ điển để tìm hiểu từng lớp nghĩa. Với từ xúc, theo từ điển phổ thông có ghi chép lại nét nghĩa chỉ “bước chân phải, bước ngắn, ngừng lại, không bước đến nữa”.

Theo từ điển và kiểu ghi chữ Hán khác, từ “xúc” lại có nghĩa là “vội vã, gấp rút, nhanh chóng, thúc giục”. (Từ điển Thiều Chửu). Hay theo từ điển Trần Văn chính, từ “xúc” có nghĩa là “kém may mắn, không được tốt, không thuận lợi”. Với từ tích, chúng ta sẽ xem xét các tầng nghĩa như ở phía trên.

Súc tích mới là từ đúng chính tả Tiếng Việt và được sử dụng trong ngữ văn.

Xúc tích hay súc tích từ nào mới đúng chính tả

Khi xét chọn xúc tích hay súc tích, chúng ta cần dựa vào các yếu tố như trên mới có thể lựa chọn từ đúng chính tả. Cụ thể, khi tra từ điển Nguyễn Quốc Hùng, chúng ta sẽ tìm được từ “súc tích” nhưng không thể tìm thấy từ nào là “xúc tích”. Theo cuốn từ điển này, súc tích chỉ “Cất chứa, tích tụ — Chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa.”

Căn cứ vào phần phía trên, chúng ta thấy rằng ở phần phân tích từ “súc, tích” đều có cụm nghĩa chung là tụ lại, chung lại, đi sâu vào, tóm gọn. Hai thành phần cấu tạo nên từ ghép này đều có cùng nét nghĩa và hợp lý với nghĩa khái quát đã tra trong từ điển.

Xét theo cụm từ loại, súc tích xếp vào dạng tính từ chỉ “có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn”. Trong tiếng Việt cũng có thể tìm được từ đồng nghĩa với hàm ý tương tự như: hàm súc.

Còn khi phân tích nét nghĩa từ “xúc tích”, bạn sẽ thấy cả từ “xúc và tích” đều có nghĩa. Tuy nhiên khi xét từng nghĩa của từ xúc sẽ không thấy nét nghĩa nào liên quan đến việc “Cất chứa, tích tụ — Chứa đựng nhiều tư tưởng, ý nghĩa.”.

Chính từ điều này, bạn có thể đưa ra kết luận về vấn đề chọn xúc tích hay súc tích trong chính tả. Cụ thể, duy nhất từ “súc tích” có thể tìm thấy trường nghĩa, được ghi chép trong từ điển và dùng trong các văn bản, giấy tờ, tài liệu chính thống. Như vậy, súc tích là từ hoàn toàn đúng về mặt chính tả mà bạn nên dùng.

Xem thêm: CHÂN TRỌNG hay TRÂN TRỌNG? Từ nào mới đúng chính tả

Kết luận

Chọn xúc tích hay súc tích không còn là điều khó khăn khi tham khảo xong bài viết trên đây. Lựa chọn cách viết đúng ngoài giúp bạn soạn thảo văn bản. Nói đúng còn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều người cùng nhau sửa lỗi chính tả súc tích nhé. Đón xem các bài viết hay ho về lỗi chính tả khác được cập nhật trên trang web nhé.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post