Home Blog Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

0
Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Ở bài viết này, THPT Sóc Trăng sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức cần ghi nhớ về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.

Tham khảo Những kiến thức cơ bản bài Tây Tiến

Bạn đang xem: Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. Dữ dội, hùng vĩ

– Nỗi nhớ: chơi vơi (bâng khuâng miên man). Lòng người đang đã xa Tây Tiến đang sống trong hoài niệm

– Sông Mã: nhân chứng lịch sử chứng kiến buồn vui đời lình. Mãnh liệt cuộn trào như bản trường ca của rừng già chảy vào bài thơ như dòng hoài niệm

– Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu gợi ra miền rừng núi hùng vĩ, nhưng bản làng heo hút hoang sơ. Thể hiện tình yêu nước

Dốc dựng đứng chinh phục ý chí con người:

  • Câu thơ như bị bẻ gãy để tạo hình dung độ cao dựng đứng
  • Ngắt nhịp 3⁄4 phân định rạch ròi 2 hướng lên xuống
  • Từ ngữ khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút: gợi độ cao, độ sâu cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng
  • Vượt lên qua cái khúc khuỷu, thăm thẳm ấy đoàn quân tưởng đã ở giữa những đỉnh mây heo hút

– Tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng, tiếng gầm của cọp dữ và dấu chân ông Ba mươi thấp thoáng đâu đây trong đêm vắng à dữ dội, bí hiểm, man rợ như khúc hòa tấu của chốn oai linh.

– Tâm hồn của người lính Tây Tiến:

  • Khó khăn gian khổ trên chặng đường hành quân vượt dốc
  • Những gương mặt dãi dầu sương gió gục lên súng mũ bỏ quên đời
  • Có ý chí và nghị lực: chinh phục được đỉnh núi lại có 1 phát hiện rất đặc biệt về độ cao (súng ngửi trời) à tếu táo vui đùa
  • Bay bổng lãng mạn: Nhà ai pha luông mưa xa khơi. Câu thơ toàn thanh bằng đối lập với 3 câu thơ mang thanh trắc liên tiếp trước đó à tạo cảm giác nhẹ nhàng bay bổng thư thái như chưa có cuộc vượt dốc đèo nào thực sự trải qua.
  • Nhớ nhung cảm giác thanh bình yên ả của Tây Bắc bởi làn khói lam chiều và mùi hương nếp xôi nồng nàn quyến rũ

Xem thêm một số bài văn cảm nhận vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc trong Tây Tiến hay

2. Thơ mộng trữ tình

– Không khí hội hè rộn ràng vui vẻ:

  • Người lính chiêm ngưỡng say sưa mà đa tình trước vẻ đẹp phương xa xứ lạ
  • Không gian ngập tràn ánh sáng lấp lánh quyến rũ
  • Cô gái đẹp từ vóc dáng đến trang phục mềm mại e ấp theo điệu múa tiếng khèn rộn ràng mà tình tứ lên man điệu

– Không gian sương khói lãng mạn:

  • Không gian sông nước rộng lớn, cảnh thưa thớt, thấp thoáng bóng người bóng hoa.
  • Chiều mông lung sương, hồn lau phảng phất, người chỉ ẩn hiện một dáng, hoa cũng chỉ thấy một điệu đong đưa…

➜ Vẻ được cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm

– Tâm hồn của ngƣời lính Tây Tiến:

  • Bay bổng ngất ngây trước người và cảnh
  • Những đêm liên hoan như chất men say làm hồn thơ thăng hoa khiến Tây Tiến trở thành vẻ đẹp của sự mềm mại trữ tình, tha thiết nhớ.
  • Tự hỏi lòng mình có nhớ, có thấy bâng khuâng lưu luyến + tâm tình con người gửi trong cái xôn xao nỗi niềm của hồn lau nẻo bến bờ

➜ Hoài niệm tinh tế mà sâu nặng, bâng khuâng một tình yêu không nói hết của tác giả.

Tìm hiểu thêm về vẻ đẹp của tượng đài người linh Tây Tiến

Tham khảo thêm:

  • So sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc
  • Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ

Những chi tiết về vẻ đep thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng mà các bạn cần nắm vững.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post