PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN. Để đáp ứng được những yêu cầu về cấp nước với áp suất không đổi trong công nghiệp, dân dụng, cũng như các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước trong nông nghiệp, dòng biến tần ACS310, ACS550 được Tích hợp sẵn bộ PFC CONTROL để ứng dụng trong các hệ thống quạt và máy bơm cấp nước với áp suất ổn định. Dòng biến tần này được tích hợp công nghệ điều khiển tốc độ qua tần số, bộ điều khiển PID để có thể ứng dụng vào trong các hệ thống điều khiển theo vòng kín. Việc ứng dụng dòng biến tần này vào trong các hệ thống cấp nước sẽ đem lại nhiều lợi thế như có chi phí thấp, mức độ tự động hoá cao, đầy đủ các chức năng bảo vệ, dễ dàng vận hành và mang lại hiệu quả rõ ràng về tiết kiệm nước và năng lượng tiêu thụ.
PHẦN II: ỨNG DỤNG BIẾN TẦN ACS550 ĐIỀU 3 BƠM NƯỚC CHẠY LUÂN PHIÊN VÀ ỔN ĐỊNH ÁP SUẤT.
I. Các phương pháp điều khiển:
1. Dùng các relay và timer thời gian để đổi trạng thái hoạt động của mỗi bơm: Phương pháp này là phương pháp truyền thống. Đơn giản và rẻ tiền song độ bền không cao, điều khiển không linh hoạt. Không điều khiển được áp suất trong đường ống, trong bồn chứa. Khi quá áp dẫn đến nhanh hỏng hóc, dò rỉ đường dẫn nước. Không tiết kiệm được năng lượng điện, giảm tuổi thọ động cơ.
2. Phương pháp dùng biến tần điều khiển bơm chạy luân phiên và điều khiển luôn được áp suất trong đường ống. Đây là phương pháp thực sự tiện ích. Giải pháp điều khiển tối ưu cho bài toán cấp nước trong tòa nhà, khi lượng nước tiêu thụ thay đổi liên tục. Chúng tôi xin đưa ra giải pháp cho bài toán công nghệ này này.
II. Phương pháp dùng biến tần:
1. Giới thiệu:
Mục đích của việc bơm luân phiên các bơm là tăng độ bền, chống rỉ cho các bơm dự phòng và bơm phụ, làm tăng tính ổn định của hệ thống. Dùng 2 hoặc nhiều bơm để điều khiển, mỗi bơm sẻ chạy 1 thời gian. Bơm này chạy, bơm kia nghỉ và ngược lại. Để ổn định áp suất trên đường ống một bơm được chạy chính được điều khiển bởi biến tần. Khi động cơ chính chạy hết công suất mà áp suất đường ống còn thiếu thì biến tần ra lệnh gọi thêm bơm phụ thứ nhất vào, nếu vẫn thiếu thì gọi tiếp bơm phụ thứ hai vào. Ngược lại khi khi bơm chính chạy dưới công suất cho phép mà áp suất đường ống cao thì các bơm phụ được ngắt dần.
2. Sơ đồ đồ công nghệ:
3. Cài đặt biến tần:
Trên biến tần chúng ta sẻ cài đặt các thông số là: Chọn chế độ điều khiển là điều khiển theo thời gian để biến tần tự động đóng, ngắt các relay của biến tần. Nhập số lượng bơm bạn cần điều khiển. Nhập thời gian chạy của đổi bơm (tức là thời chạy của mỗi bơm – Khoảng thời gian từ 0 đến 65500 phút). Nhập thời gian delay để đóng mở relay (mặc định là 1 giây). Cài đặt các thông số PID và các đầu vào analog để đọc giá trị áp suất phản hồi về.
4. Ưu điểm của việc lắp biến tần cho hệ thống:
– Nâng cao tuổi thọ của động cơ do động cơ khởi động êm.
– Hạn chế được dòng điện khởi động cao.
– Tiết kiệm năng lượng.
– Điều khiển linh hoạt các máy bơm.
– Tự động ngừng khi đạt tới điểm cài đặt.
– Tự động tăng tốc giảm tốc tránh quá tải hoặc quá điện áp khi khởi động.
– Bảo vệ được động cơ khi: ngắn mạch, mất pha, lệch pha, quá tải, quá dòng, quá nhiệt…
– Kết nối với máy tính dùng SCADA để giám sát hoạt động.
– Kích thước nhỏ gọn, không chiếm diện tích trong nhà trạm.
– Dễ dàng lắp đặt, vận hành.
– Hiển thị các thông số của động cơ và biến tần.
Để cần tư vấn về giải pháp và tính toán mức năng lượng tiết kiệm được với những bài toán cụ thể xin gửi thông tin về hòm thư:
Chúng tôi luôn sẵn sàng đem đến cho Quý Khách hàng những giải pháp tối ưu nhất.
Bài viết liên quan:
Có thể tiết kiệm 20% năng lượng trong dệt may
Giải pháp tiết kiệm năng lượng bằng sử dụng biến tần