Trình độ văn hóa nghĩa là gì ?
“Trình độ văn hoá” – một cụm từ không quá khó để hiểu, bạn thường bắt gặp nó trong các bản kê khai sơ yếu lý lịch hay trong những giấy tờ quan trọng trong các CV xin việc (Curriculum Vitae) – Hồ sơ xin việc. Dù nó không quá khó hiểu, tuy nhiên trong vài trường hợp điền giấy tờ, bạn vẫn còn băng khoăn. Bạn chưa hiểu rõ về văn hóa và học vấn có gì khác biệt ? Để có thể điền thông tin như thế nào cho đúng, hợp lệ.
Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về nó và từ đó bạn có thể điền đúng thông tin mục này vào các giấy tờ cần thiết.
Phân biệt trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Khái niệm trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn là thước đo chỉ mức độ học tập của mỗi người trong ghế nhà trường. Các cấp bậc được làm thước đo tiêu chuẩn tại Việt Nam như : tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, …
Hay nói một cách khác thì trình độ học vấn là trình độ học tập cao nhất mà người đó được học, được đào tạo.. .
Khái niệm Trình độ văn hóa là gì?
Vậy “Văn hoá” là gì?
Nhắc đến “văn hoá”, có thể hiểu ngay đó là một cụm từ chỉ nét đẹp của con người trong lối sống. Cách đối nhân xử thế và giao tiếp xã hội. Hay có thể hiểu “Văn hoá” chính là những giá trị về vật chất và tinh thần của con người được đúc kết, sáng tạo ra trong quá trình phát triển. Khi nhắc đến một quốc gia hay một vùng miền nào đó, “văn hoá” tiêu biểu cho trình độ phát triển xã hội tại nơi đó. Có thể về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, sản xuất,…
Đối với mỗi cá nhân, trình độ văn hóa được thể hiện qua quá trình giáo dục khi còn ngồi trong ghế nhà trường.
Cách ghi trình độ học vấn và trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch?
Như các bạn biết, Ở Việt Nam chúng ta, Hệ thống giáo dục văn hóa cơ bản là 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).
Như vậy, nghĩa là mỗi người cứ đã học chương trình học tại lớp nào thì điền vào mục “Trình độ văn hoá” theo dạng [lớp đã học]/12 , ví dụ như: 5/12, 9/12, 12/12,…
Trình độ văn hóa có nghĩa là gì ?
Tuy nhiên đối với những người đã hoàn thành xong hệ giáo dục cơ bản. Và đang ở những bậc học cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cũng phải được ghi 12/12. Những chuyên ngành đang học (sinh viên), chuyên môn, giá trị bằng cấp (Cử nhân, Kỹ sư, Thạc Sỹ, Tiến Sỹ,…) tất cả được điền vào mục “Trình độ chuyên môn”.
Có thể nói “Trình độ văn hoá” là một mục không thể thiếu trong tờ kê khai sơ yếu lý lịch cá nhân. Trước hết, có thể hiểu nôm na đó chính là cách chúng ta đo lường cấp bậc học của mỗi cá nhân qua mỗi bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia hay nói cách khác “trình độ văn hoá” cũng chính là “trình độ học vấn” của mỗi cá nhân.
Bài viết trên đây mình đã chia sẻ cho bạn thông tin về khái niệm Trình độ học vấn là gì? Trình độ văn hóa là gì? Qua đó có thể phân biệt được 2 tên gọi này. Cũng như cách ghi trình độ học vấn và trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch?
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho độc giả trong việc hiểu rõ hơn về văn hóa, học vấn…