Tôi nhận thấy việc setup cho transistor đạt ở điểm làm việc dựa trên Ube gần như là lý thuyết cơ bản nhất của các thợ điện tử, thợ hàn và các anh em diyer. Việc đo Ube sẽ xác định nhanh chóng và hiệu quả được xem mạch hoạt động ở chế độ nào? sống hay chết, hay dở, có hư hỏng gì không … Tuy nhiên, hôm nay tôi khá bất ngờ khi nhìn thấy có một người bạn set cho amply KOK Ube sò công suất lên đến 700mV có dư, và còn đang có ý định cho lên 1V cho hay hơn … và cũng may mới chỉ bật lên rồi chụp ảnh chứ chưa hoạt động lâu. Việc đó là sai và tôi tạm giải thích việc này như sau.
Nhìn vào hình ta có thể thấy, với Ube trong khoảng 0.2V – 0.6V thì transistor hoạt động ở chế độ khuếch đại, ngoài khoảng 0.2 – 0,6 thì transistor không làm việc hoặc nó làm việc khác ngoài ý muốn của người dùng (các bạn có thể thử và rất thú vị 😀 ). Vì vậy, các nhà thiết kế thường tạo ra mạch để transistor luôn được phân cực đó (google từ khóa: phân cực transistor).
Vâng, thế thôi !!!
Có lẽ thế là đủ nếu nhưng dân diy lại không dừng ở đó, anh em luôn muốn tìm một thứ gì đó! Và có một số kinh nghiệm như sau:
+ Với transistor ở mức tín hiệu (chân TO-92), khai thác ở mức nhỏ thì anh em cứ mạnh mẽ cài đặt lên 0.65V trên chân Ube (amply nhật, mạch naim nap 250, pre 250, KSA-krell và tất cả các amply nghe nhạc đều khai thác ở mức đó).
+ Với transistor to dần (dễ nhìn thấy là con nào bắt đầu gắn tản nhiệt) thì các bạn trẻ nên khai thác dưới 0.6 là đẹp.
+ Với transistor to hơn, loại mà bắt tản to thì có 02 cách chỉnh sau. Với anh em sửa hộ, sửa dịch vụ nên chỉnh Ube từ 0.2 – 0.3V, khi mạch nóng lên đến 0.4 là vừa, đảm bảo hát bình thường, chạy vài năm chưa cháy được (nguyên lý cơ bản loại mạch hàn cái ok luôn). Với anh em khác thích nghịch ngợm, nên chỉnh đến 0.4V, sau đó nghe nhạc 30p, đo lại và nhích lên 1 tí. Nghe thêm 3-4h nữa, đo lại. Nếu vẫn đạt dưới 0.6V là đạt !!! Và hình như không có hiện tượng ngược lại.
Sơ bộ lý thuyết, sau đây tôi xin chỉ ra setup của một số mạch cơ bản mà anh em hay cháy một số thứ. Do thời gian dài tôi không lắp amp bán dẫn nên có thể quên một số thứ, các bạn cần phân tích mạch cụ thể hoặc góp ý vui lòng comment ở phía dưới.
Jean Hiraga’s “Le Monstre” / The Monster Class-A 8W Amplifier
Nguyên lý:
Mạch khá đơn giản. Nhìn đến mạch này là các bạn nghĩ đến tiền mua JK. Nếu có nhiều tiền, vui lòng chuyển khoản cho tôi vì con JK nào cũng chạy hết! Mạch này đến 90% người lắp thất bại. Tất cả đã kiếm đủ JK xịn, linh hiện gần giống vvv nhưng đều trả bài.
+ Xử lý lỗi đầu tiên: Rõ ràng nguyên lý tách nguồn giữa phần đầu và phần công suất ra làm 02 nhánh và đều cấp 12V đối xứng. Và ai cũng cấp chung dẫn đến khi mới mở sẽ hát làm sụt áp, tầng đầu có thay đổi điện áp và kém ổn định dần. Sửa lỗi này thì anh em 100% múc tụ to, biến áp khỏe để tránh sự dao động đó. Với tôi thì tôi ổn áp 317/337 cho tầng đầu (ổn áp cho ổn định, còn 12-15V đều ok). Tầng sau cho lọc qua tụ bình thường. Với quan điểm này, tôi thích dùng ít tụ và tụ đắt tiền hơn là nhiều tụ và tụ công nghiệp!!!
+ Vấn đề thứ 2: Vấn đề JK. Nhưng bài này chỉ nói đến transistor nên chỉ có góp ý cơ bản. Thay con VR100R lên 500R. Con JK nào cũng hát ổn định, còn hay thì sẽ có bài JK sau!
+ Vấn đề trong tâm: Do linh kiện ở tạp chí (hồi mới có điện) nên toàn bộ linh kiện trong mạch là khác với linh kiện hiện đang có. Ví dụ: 2SK170 (Y) là yellow, ít người sắm đúng con này, 2SC1775 (E) và tôi cũng chả biết E là gì? nhưng các diyer có hỏi ông bán con C1775 này có tự phân cực ở 0.65V hay không hay chỉ mặc cả giá tiền! Sai lầm đắt giá nhất của diyer toàn mặc cả giá, không bao giờ quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, các kỹ sư trẻ ngày này rất khéo. Họ thiết kế ra luôn con VR vào vị trí phân cực để cân tất cả trans hiện có!
Vâng, sửa lỗi thứ 03 là chỉnh Ube. Các bạn lắp transistor nào cũng được. Nhưng khi cấp nguồn nên chỉnh cặp điện trở phân áp 2K/2K để tạo ra ngưỡng Ube = 0.2 – 06V là ok. Xong với cặp trans đầu tiên 2SA872/2SC1775 (E). Đối với cặp tran tiếp theo lắp theo mạch darling tơn thì cân chỉnh chung. Cặp điện trở phân áp ở đây là chính là VR và điện trở 1K. Các bạn đo điện áp trên Ube của 02 cặp xuất và điều chỉnh. Thường thì với tác giả, cặp transistor công suất này bias rất thấp nhưng đa phần mọi người lại mắc lỗi khác!
Đó là thay cặp trans 2SB754/2SD844 bằng cặp công suất to quá. Tôi nghĩ không cần thiết. Các bạn nếu có thể mua con đúng như thế, hoặc mua cặp sò nghé (shop anh Đinh Thương gọi là sò nhí) hoặc theo tôi là thay bằng cặp TIP41/TIP42 (đảm bảo dễ mua). Như vậy, sò đúng cỡ sẽ đáp ứng được Ube, đúng độ khuếch đại hfe.
Đến đây, tôi nghĩ chắc chả cần vứt cả bộ hiraga 8W vào xô nước như Bác Dình nữa rồi. Tuy nhiên, tôi ghi nhận sự trao đổi của các anh em khác và có thêm góp ý như sau. Đối với 2SK170 cắp cố định một chiều. Với 2SJ74, các bạn theo dõi nhiệt độ tản. Nếu nhiệt độ ổn định thì con JK đã lắp đúng chiều. Nếu mà nhiệt độ tăng theo thời gian mở nhạc thì các bạn giữ nguyên con 2SK170, cố định chân G của 2SJ74, sau đó đảo chân D và S của 2SJ74. Theo dõi sự ổn định, sau đó dùng dây hoặc băng dính đồng bó 02 con này lại với nhau. Tiếp đến, 02 điện trở 1R, các bạn cũng hàn chân dài hơn một chút, sau đó dùng băng dính đồng ôm hai con này lại với nhau!!!
Trên đây là toàn bộ kỹ năng xử lý với mạch này do thực nghiệm và do anh em trao đổi và sưu tầm. Kiến thức càng chia sẻ càng nhận được về nhiều hơn. Vì vậy, anh em có góp ý về mạch này hoặc cần phân tích mạch khác, tôi sẽ sắp xếp chia sẻ và viết bài!