Home Âm nhạc Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô

0
Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô

Với sự phát triển của công nghệ như ngày nay, số lượng các loại cảm biến ô tô chính là một trong những sự phát triển và bùng nổ lớn nhất của công nghệ.

Trong hệ thống điều khiển điện tử thì các loại cảm biến ô tô là một bộ phận cơ bản nhất, nó có tác dụng chuyển thành những tín hiệu điện để cung cấp cho bộ phận điều khiển trung tâm. Đồng thời ghi nhận những biến đổi về hóa học cũng như những biến đổi về vật lý cho bộ phận trung tâm.

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 2 Thanh Phong Auto HCM

Tìm Hiểu Chức Năng Của Các Loại Cảm Biến Trên Ô Tô

A/ CÁC LOẠI CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ

1. Cảm biến vị trí (Khoảng cách / góc độ)

– Cảm biến vị trí được sử dụng trong xe ô tô nhằm mục đích ghi lại:

  • Vị trí của góc dốc.
  • Vị trí của trục cam.
  • Vị trí của bướm ga.
  • Vị trí của góc lái.
  • Vị trí của mức xăng trong bình.
  • Vị trí của bàn đạp phanh hay bàn đạp ga.
  • Vị trí góc phun và khoảng cách trong bơm cao áp (diesel).

– Tác dụng của các loại cảm biến radar và cảm biến siêu âm được sử dụng trên xe ô tô:

  • Giúp người lái xe có được thông tin nhờ hỗ trợ phát tín hiệu.
  • Giúp xác định khoảng cách từ phương tiện đến các chướng ngại vật.

2. Cảm biến vận tốc và tốc độ

– Cảm biến vận tốc và tốc độ trong xe ô tô được sử dụng nhằm mục đích để xác định:

  • Vấn đề của bơm cao áp.
  • Tốc độ của trục cam.
  • Tốc độ của bánh xe.
  • Tốc độ của trục khuỷu.

– Còn một loại cảm biến cũng nằm trong loại này đó chính là cảm biến lệch hướng, loại cảm biến này có 2 nhiệm vụ chính: Cảm biến lệch hướng cung cấp thông tin cho hệ thống cân bằng điện tử ESP. Nhằm phát hiện được sự chuyển động quay theo trục chính của nó của xe.

3. Cảm biến gia tốc

Chức năng của cảm biến gia tốc: Được dùng trong các hệ thống ổn định lái xe như ASP, ABS và trong hệ thống an toàn thụ động như: thanh cuộn, túi khí, dây đai an toàn, trong điều khiển khung gầm, giúp ghi lại khả năng tăng tốc của thanh xe.

4. Cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất trong xe ô tô được sử dụng để:

  • Xác định giá trị của áp suất lốp.
  • Xác định giá trị nạp liệu / áp suất hút.
  • Xác định giá trị áp suất của bình chứa dầu.
  • Xác định giá trị áp suất phanh và áp suất nhiên liệu.
  • Xác định sự thay đổi của áp suất trong hộp số tự động.
  • Xác định áp suất của môi trường làm lạnh.

5. Cảm biến nhiệt độ.

Cảm biến nhiệt độ trên ô tô là loại cảm biến được sử dụng để:

  • Xác định nhiệt độ của bộ phận giàn lạnh.
  • Xác định nhiệt độ của bộ phận khí nạp.
  • Xác định nhiệt độ của dầu bôi trơn trên động cơ.
  • Xác định nhiệt độ của nước làm mát.
  • Xác định nhiệt độ bên ngoài và bên trong của carbin.
  • Xác định nhiệt độ khí có trong bộ phận lốp.

6. Cảm biến momen và cảm biến lực

Cảm biến momen và cảm biến lực trong ô tô được dùng để:

  • Xác định trọng lượng của những người ngồi trên xe.
  • Xác định lực của bản đạp.
  • Xác định momen đánh lái và lực phanh.

7. Cảm biến lưu lượng

Cảm biến lưu lượng trong ô tô được sử dụng để có thể nắm bắt được yêu cầu lượng không khí và nhiên liệu được động cơ hút vào.

8. Cảm biến khí thải

Cảm biến khí thải có chức năng:

Phát hiện ra hàm lượng những chất độc hại tồn tại trong nhiên liệu hoặc lượng khí nạp.

Ghi nhận các thành phần tồn tại trong khí thải gồm cảm biến NOx và cảm biến oxy.

B/ MỘT VÀI LOẠI CẢM BIẾN SỬ DỤNG TRONG VIỆC CUNG CẤP TÍN HIỆU ĐỂ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 3 Thanh Phong Auto HCM

1. Cảm biến xung – trục khuỷu

Cảm biến xung – trục khuỷu có nhiệm vụ nắm bắt được vị trí của trục khuỷu và tốc độ của động cơ. Các bộ phận điều khiển có sử dụng những giá trị này để có thể tính toán xung đánh lửa và xung phun.

2. Cảm biến vị trí trục cam.

Cảm biến vị trí trục cam được thiết kế đặt ở trên nắp máy và đồng thời ở trục cam nó quét một bánh răng vòng. Cảm biến này trong ô tô có tác dụng:

  • Xác định vị trí của trục cam để có thể xác định được thời điểm phun nhiên liệu hay xác định thời điểm đánh lửa cho chính xác.
  • Xác định điểm chết trên của các máy hoặc máy số 1.

3. Cảm biến lưu lượng khí nạp.

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 4 Thanh Phong Auto HCM

Loại cảm biến này được lắp đặt giữa ống nạp và vỏ của bộ lọc khí, nó có tác dụng đo khối lượng không khí được động cơ hút vào. Để có thể tính toán được lượng nhiên liệu cần phải cung cấp cho động cơ thì loại biến này sẽ cung cấp cơ sở, đồng thời đảm bảo rằng tỷ lệ A/F phải phù hợp.

4. Cảm biến nhiệt độ bên trong / bên ngoài cabin / nhiệt độ khí nạp.

Nhiệm vụ của loại cảm biến này là nắm bắt được nhiệt độ xung quanh không khí. Các giá trị loại cảm biến này đo được sẽ được làm giá trị hiệu chỉnh cho hệ thống phun hoặc được sử dụng để điều khiển các loại hệ thống khác nhau. Nhiệt độ không khí cần đo sẽ là yếu tố để có thể xác định được vị trí lắp đặt.

5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

Loại cảm biến này được gắn trong hệ thống làm mát bằng vít, đầu đo của nó sẽ nhô vào chất làm mát đồng thời ghi lại nhiệt độ của nó. Bộ điều khiển sẽ sử dụng giá trị đo được để có thể điều chỉnh được lượng nhiên liệu được bơm vào ở động cơ.

6. Cảm biến vị trí bướm ga

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 5 Thanh Phong Auto HCM

Cảm biến vị trí bướm ga được dùng để theo dõi góc mở của bướm ga và được thiết kế gắn vào với trục bướm ga. Từ đó, thiết bị điện tử của động cơ sẽ tính toán được lượng nhiên liệu hợp lý được phun dựa trên một số yếu tố khác.

7. Cảm biến kích nổ

– Khi nhiệt độ và áp suất cuối kỳ nén quá cao, đồng thời trước khi bugi đánh lửa thì hỗn hợp hòa khí bốc cháy, lúc này sẽ xảy ra hiện tượng kích nổ, hiện tượng cháy không kiểm soát được thường xảy ra ở động cơ xăng.

– Động cơ có thể bị làm hỏng do những tiếng gõ liên tục được gây ra bởi kích nổ, do đó cần phải được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Bộ điều khiển động cơ giúp điều chỉnh điểm đánh lửa trong phạm vi giới hạn gõ, giúp đánh giá những tín hiệu điện áp nó nhận được từ cảm biến kích nổ.

8. Cảm biến áp suất đường ống nạp.

Nhiệm vụ của loại cảm biến áp suất đường ống nạp:

  • Đo độ chân không của bộ phận bướm ga.
  • Chuyển độ chân không dưới dạng tín hiệu đến bộ phận điều khiển động cơ.
  • Khi giá trị của cảm biến nhiệt độ không khí kết hợp với điều này thì khối lượng không khí hút vào lúc này sẽ được tính ra.

9. Cảm biến oxy

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 6 Thanh Phong Auto HCM

Để có thể đảm bảo hỗn hợp đốt tối ưu mọi lúc thì cảm biến oxy sẽ đo hàm lượng oxy còn lại trong khí thải. Trong đó hàm lượng oxy của khí thải và một số nguyên tố hóa học làm lệch điện áp, tín hiệu ECU được tiếp nhận sau đó và lượng phun sẽ được điều chỉnh phù hợp nhất.

C/ CÁC LOẠI CẢM BIẾN THUỘC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN

1. Cảm biến tốc độ bánh xe

Tín hiệu được truyền từ cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được sử dụng để điều khiển hệ thống GPS cũng như hệ thống an toàn ASR và ABS. Từ đó có thể tính được khoảng cách di chuyển.

2. Cảm biến hộp số

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 7 Thanh Phong Auto HCM

Cảm biến hộp số dùng để ghi nhận tốc độ đầu ra và đầu vào của hộp số, lúc này tín hiệu tốc độ sẽ được nhận từ bộ phận điều khiển, tính toán và đồng thời điều chỉnh áp suất dầu các solenoid lúc sang số và từ đó nhằm quyết định được tỷ số truyền động sao cho thích hợp.

3. Cảm biến khoảng cách

Ghi nhận tốc độ lái xe là chức năng của loại cảm biến này. Cảm biến khoảng cách được thiết kế gắn trên cầu hoặc hộp số. Thông tin mà chúng thu được cho đồng hồ tốc độ, hệ thống kiểm soát truyền động và hệ thống kiểm soát hành trình là thực sự cần thiết.

4. Cảm biến mức nước làm mát / Cảm biến mức dầu bôi trơn.

Để nâng cao sự thoải mái và vì an toàn khi vận hành thì chất làm mát, nước rửa kính và mức dầu động cơ phải được các cảm biến theo dõi. Các bộ điều khiển động cơ sẽ kích hoạt đèn báo khi các cảm biến mức độ gửi tín hiệu đến.

5. Cảm biến mài mòn má phanh.

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 8 Thanh Phong Auto HCM

Cảm biến mài mòn má phanh được đặt bên trên lớp má phanh có cùng đặc điểm về độ mòn. Đèn báo tín hiệu sẽ được bật lên để tài xế được biết khi đạt đến một ngưỡng cửa nào đó.

6. Các loại cảm biến an toàn

Những thông tin mà các loại cảm biến an toàn cung cấp sẽ là cơ sở cho các chức năng của rất nhiều hệ thống an toàn thụ động và an toàn chủ động.

Chính vì trong việc phát triển các cảm biến mới có sự tiến bộ rõ rệt, thế nên các hệ thống hỗ trợ lái xe và an toàn đã có dấu hiệu gia tăng không ngừng trong những năm gần đây.

Do đó, các loại cảm biến an toàn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao độ an toàn cho những người điều khiển.

D/ CÁC LOẠI CẢM BIẾN GIÚP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tìm Hiểu Và Phân Loại Cảm Biến Trên Ô Tô 9 Thanh Phong Auto HCM

Không chỉ góp phần giúp các phương tiện an toàn hơn trong quá trình di chuyển mà các loại cảm biến còn giúp bảo vệ môi trường một cách triệt để nhất. Nó có tác dụng cung cấp những thông tin cơ bản để có thể đốt cháy nhiên liệu sạch và rất có hiệu quả đối với động cơ, từ đó giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu cũng như giá trị khí thải ra ngoài môi trường.

Hơn thế nữa, các loại cảm biến còn giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ thống xử lý các loại khí thải đạt hiệu quả cao.

Trên đây là bài viết Thanh Phong Auto chia sẻ đến các bạn về sơ lược các loại cảm biến trên ô tô. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ có ích đối với các bạn. Nếu xe ô tô của bạn xảy ra bất cứ vấn đề nào trong quá trình sử dụng thì hãy yên tâm mang xe đến với Thanh Phong Auto. Thanh Phong tự hào là nơi sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng ô tô được nhiều người tin chọn.

Xem Thêm Nhiều Bài Viết Hay Từ Blog Tổng Hợp Của Thanh Phong:

Bảo Vệ Lốp Xe Ô Tô Thế Nào Cho Hiệu Quả

Tìm Hiểu Về 8 Loại Đèn Cảnh Báo Thường Thấy Trên Taplo Ô Tô

Lý Giải Hiện Tượng Òa Ga Mà Xe Ô Tô Thường Gặp

Rate this post