Home Âm nhạc Tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong thực tế

Tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong thực tế

0
Tìm hiểu ứng dụng của tụ điện trong thực tế

Tụ điện là một phát minh mang tính lịch sử, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kỹ thuật điện. Hôm nay Yên Phát sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến tụ điện và ứng dụng của nó trong thực tế đời sống.

Xem thêm: Tìm hiểu 1 KW bằng bao nhiêu W

Tụ điện là gì?

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động có vai trò quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật điện. Đặc biệt trong vật lý học tụ điện được xem là một vấn đề cần nghiên cứu chuyên sâu. Vậy tụ điện là gì?

Trong tiếng Anh tụ điện có nghĩa là Capacitor và được viết tắc là chứ “C” trong các công thức tính toán Vật lý. Theo các nhà khoa học định nghĩa thì tụ điện là một linh kiện gồm có 2 cực thụ động lưu trữ lượng điện hay tích tụ điện tích nhờ 2 bề mặt dẫn điện trong cùng 1 điện trường.

Tụ điện và ứng dụng của tụ điện

Tụ điện và ứng dụng của tụ điện

Để ngăn cách 2 bề mặt dẫn điện người ta thường sử dụng các chất không dẫn điện như giấy, gốm, mica…

Cấu tạo của tụ điện

Tụ điện có cấu tạo gồm ít nhất 2 dây dẫn điện và thường ở dạng tấm kim loại. Hai về mặt này được ngăn cách với nhau bằng một lớp điện môi cách điện.

Cụ thể cấu tạo của tụ điện gồm có:

– 2 bản cực

– 2 lớp kim loại

– 1 lớp cách điện

– Vỏ alumium

– Vở nhựa.

Việc sử dụng các chất điện môi cách điện giữa hai tấm kim loại giúp tăng khả năng tích trữ điện tích của tụ điện.

Tìm hiểu cấu tạo của tụ điện

Tìm hiểu cấu tạo của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Tụ điện được hoạt động dựa trên nguyên lý phóng nạp. Tức là nó lưu trữ các electron và phóng ra các điện tích này tạo ra năng lượng của dòng điện. Tuy nhiên tụ điện không có khả năng tạo ra các điện tích electron.

Dựa vào khả năng phóng và nạp điện mà tụ điện có thể dẫn điện xoáy chiều. Điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất ở điểm khi điện áp của hai bản mạch không thay đổi nhưng đột ngột có sự biến thiên theo thời gian mà chúng ta thực hiện cắm và nạp xả tụ điện sẽ rất dễ gây nên hiện tượng nổ hoặc tia lửa điện.

Công dụng của tụ điện

Với nguyên lý làm việc và cấu tạo như vậy tụ điện có công dụng như sau:

– Tụ điện có khă năng tích trữ năng lượng điện như ác quy. Nhưng so với ác quy tụ điện có ưu điểm nổi bật hơn ở điểm tích trữ điện tích hiệu quả mà không làm tiêu hao năng lượng của dòng điện/

– Tụ điện còn được xem như là một điện trở đa năng cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Đặc biệt khi điện dung của tụ càng lớn thì dung kháng của tụ càng nhỏ, điện áp lưu thông qua tụ càng dễ dàng hơn.

Ngoài ra tụ điện còn đóng vai trò chuyển hóa dòng điện xoay chiều thành một chiều bằng phương pháp loại bỏ pha âm.

Ứng dụng của tụ điện trong thực tế

Trong kỹ thuật điện, ứng dụng của tụ điện trong thực tế như sau:

ứng dụng của tụ điện trong hệ thống âm thanh

ứng dụng của tụ điện trong hệ thống âm thanh

– Trong lĩnh vực kỹ thuật điện và điện tử tụ điện được sử dụng rất phổ biến.

– Tụ điện được cấu tạo sử dụng trong hệ thống âm thanh của các loại xe hơi cao cấp. Bởi vì tụ có công dụng tích tụ năng lượng điện cho bộ khuếch đại hoạt động được ổn định.

– Ngoài ra tụ điện có thể sử dụng để xây dựng bộ nhớ kỹ thuật số cho các máy tính nhị phân.

– Tụ điện còn được ứng dụng trong chế tạo các loại máy phát điện, máy hút bụi công nghiệp

– Đặc biệt ứng dụng thiết thực nhất của máy hút bụi chính là tích trữ năng lượng điện.

Trong vấn đề xử lý thông tín, tín hiệu, khởi động động cơ và mạch điều chỉnh tụ điện cũng đóng một vai trò quan trọng.

Mong rằng sau bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tụ điện và ứng dụng của tụ điện trong thực tế để có cái nhìn khái quát hơn về linh kiện này. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua hotline: 0912 370 282 để nhận được tư vấn sớm nhất.

Rate this post