Nhà văn Bồ Tùng Linh
THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Bồ Tùng Linh được trích dẫn qua tác phẩm “Dế chọi” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Bồ Tùng Linh (phồn thể: 蒲松齡 giản thể:蒲松龄 sinh ngày 5 tháng 6 năm 1640- mất ngày 25 tháng 2 năm 1715) tự là Liêu Tiên và Kiếm Thần là một văn sĩ người Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm Liêu trai chí dị.
Tiểu sử
Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Bồ Tùng Linh
Bồ Tùng Linh sinh ra trong một gia đình tiểu thương nghèo ở huyện Truy Xuyên (淄川nay là huyện Truy Bác Sơn Đông). Ông có thể có tổ tiên là người Mông Cổ. Năm 19 tuổi ông đỗ tú tài trong khoa thi nhưng phải mãi đến năm 71 tuổi ông mới đỗ cống sinh.
Ông dành hầu hết thời gian trong việc dạy học tư và sưu tầm những câu chuyện mà sau này được viết trong tác phẩm Liêu trai chí dị.
Sáng tác
Bồ Tùng Linh có các sáng tác trong cả thơ tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ truyện ngắn Liêu trai chí dị tập hợp 448 truyện ngắn khác nhau về những truyện kỳ quái mà ông sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.
Về tiểu thuyết có bộ 12 quyển Liêu trai văn tập. Về thơ cũng có bộ Liêu trai thi tập bao gồm 6 quyển với hơn 1000 bài thơ 170 bài từ 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch. Ngoài ra một số nhà phê bình văn học cho rằng tác phẩm tiểu thuyết Tinh thế nhân duyên truyện bằng tiếng Trung bản ngữ là của ông sáng tác.
Liêu trai chí dị
Liêu trai chí dị (chữ Hán:聊齋志異) với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm là tập truyện ngắn gồm 431 thiên ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị – Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển 496 bài và 8 đoạn phụ lục các dịch giả như Nguyễn Huệ Chi Cao Xuân Huy Phạm Tú Châu Đỗ Ngọc Toại Nguyễn Đức Lân Trần Thị Băng Thanh v.v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam.
Một số truyện tiêu biểu
- Bức họa trên tường
- Tiểu Thuý
- Thư sinh họ Diệp
- Đạo sĩ núi Lao
- Thụy Vân
- Vương Thành
- Anh Ninh
- Không đề
- Hồng Ngọc
- Bành Hải Thu
- Họa bì
- Xảo Nương
- Ngũ Thu Nguyệt
- Cừu Đại Nương
- Tiểu Thu
- Thanh Phượng
- Phòng Văn Thục
- Công Tôn Hạ
- Thạch Thanh Hư
- Thanh Mai
- Cô gái áo xanh
- Đảo tiên
- Gái thần
- Thôi Mãnh
- Liên Hương
- Trương Hồng Tiệm
- Cô gái nghĩa hiệp
- Đại Nam
- Thư sinh họ Đổng
- Vợ thi hộ chồng
- Tinh cúc nghề hoa (Hoàng Anh)
- Bạch Thu luyện
- Cát cân
- Mũi dao Kinh Kha (Điền Thất lang)
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục