Thuế là gì ? Những kiến thức cơ bản đầy đủ về thuế năm 2019
Đối với người kinh doanh,chủ doanh nghiệp việc nộp thuế là chuyện diễn ra khá bình thường. Tuy nhiên không phải chỉ người làm kinh doanh mà bản thân mỗi người chúng ta ai cũng phải đóng thuế. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc buôn bán kinh doanh online, kinh doanh qua mạng facebook,zalo.. trở nên rầm rộ.
Điều này khiến nhà nước khó lòng quản lý thuế,tài chính, truy thu thuế từ đó diễn ra khó khăn… Vậy có bao giờ bạn thắc mắc thuế là gì chưa ? Nếu chưa biết thuế là gì hãy cũng tìm hiểu bài viết này nhé!
Khái niệm thuế là gì ?
Thuế được hiểu là nghĩa vụ của người công dân, tổ chức doanh nghiệp đối với nhà nước. Đóng thuế là việc một cá nhân tổ chức đóng một khoản tiền xác định cho nhà nước. Nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước”.
Thuế được hiểu theo góc độ phân phối thu nhập
Thuế là hình thức phân phối lại tổng sản phẩm xã hội,hu nhập quốc dân. Qua đó hình thành nên quỹ tiền tệ hay còn gọi là ngân sách nhà nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế được hiểu the góc độ người nộp thuế
Theo góc độ của người dân nộp thuế, thì đây là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước. Thuế được đóng theo luật định rõ ràng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế được hiểu theo góc độ kinh tế học
Theo góc độ kinh tế học thì thuế được hiểu là biện pháp đặc biệt. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công. Nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.
Một số đặc điểm của thuế
+ Thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ
+ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực chính trị.
+ Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng quản lý xã hội. Hay các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.
=> Chính vì vậy khi xem xét khái niệm thuế, bạn phải hiểu thuế trên hai góc độ: thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Vừa là công cụ giúp nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Người dân phải nộp những loại thuế gì?
Là thắc mắc của rất nhiều người đó chính là người dân phải nộp những loại thuế gì ? Hay một số loại thuế mà người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế? Dưới đây chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc một số thuế, phí phổ biến người dân thường phải nộp.
Các loại thuế cơ bản người dần phải đóng
Thuế thu nhập
Đối tượng của loại thuế này là công dân, cá nhân có mặt thường xuyên ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên. Là người có nơi ở thường trú, tạm trú ở Việt Nam. Thông thường các loại thu nhập phải đóng thuế này bao gồm:
Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, thù lao, các khoản phụ, trợ cấp, thưởng;
Thuế thu nhập từ đầu tư vốn: lãi cho vay, lợi tức cổ phần…;
Thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản, thuế từ việc rúng thưởng vé số, thừa kế…
Thuế tiêu thụ
Loại thuế này được luật ban hành từ năm 1998, sửa đổi bổ sung các năm 2003, 2008, 2014, 2016.
Các hàng hóa sản phẩm phải đóng thuế tiêu thụ như:
+ Thuốc lá, rượu, bia, xe ôtô dưới 24 chỗ, xe máy, tàu bay, du thuyền, bài lá, hàng mã…
Các dịch vụ phải đóng thuế tiêu thụ như :
+ Kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, đặt cược, golf, xổ số…
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Các loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định 139/2016 nhà nước quy định, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân. Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng. Thì mỗi năm nộp 1.000.000 đồng một năm.
+ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng. Một năm đóng 500.000 đồng mỗi năm.
+ Trường hợp doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu thì đóng 300 ngàn đồng một năm.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thuế khác, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chia sẻ những kiến thức tổng quát. Chúng tôi chỉ chia sẻ đến bạn những thông tin khái niệm, kiến thức cơ bản. Hy vọng những kiến thức trong bài đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn .