Home Blog Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận

Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận

0
Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Vận nước (Quốc tộ) với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm và gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự tìm hiểu và tiếp thu chủ đề của tác phẩm. Qua đó thấy được cái nhìn sâu sắc và niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước, khát vọng hoà bình và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam.

Hi vọng, với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Vận nước (Quốc tộ) – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận

Hướng dẫn soạn bài Vận nước ngắn gọn

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Vận nước ngắn gọn trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây len quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)

Trả lời:

dây mây leo quấn quýt: thể hiện sự phát triển, sinh sôi nảy nở, lại rất vững bền.

=> Phép so sánh ấy nhằm khẳng định sự dài lâu, vững bền, trường tồn và thịnh vượng của vận nước.

Câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về:

– Hoàn cảnh đất nước

– Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước ấy

Trả lời:

– Hoàn cảnh đất nước:

+ Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc, đất nước được thống nhất bởi vua Đinh Tiên Hoàng.

+ Vua Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều phong kiến hùng cường.

– Tâm trạng tác giả: vui mừng, tự hào, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Câu 3 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Hiểu thế nào là “vô vi”? Vì sao tác giả khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”?

Trả lời:

– “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên.

– Hai câu cuối, tác giả lại khẳng định như vậy là vì người trị quốc nếu biết dùng trí và đức của mình mà trị vì đất nước, làm cho nhân dân cảm phục, mến mộ thì quốc gia ấy sẽ thái bình thịnh trị.

Câu 4 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Hai câu thơ cuối thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa binh, chống lại chiến tranh của dân tộc Việt Nam ta.

Hướng dẫn soạn bài Vận nước chi tiết

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Vận nước chi tiết trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Bài 1 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây len quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)

Trả lời:

Tác giả so sánh như vậy nhằm diễn tả: Vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vận nước không thể phụ thuộc vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy Pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu, đó là:

– Có đường lối trị quốc tốt, phù hợp

– Có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt.

– Có tiềm năng về quân sự.

– Có tiềm lực về kinh tế.

– Có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu và muôn dân.

Bài 2 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về:

– Hoàn cảnh đất nước

– Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước ấy

Trả lời:

Sau khi vua Đại Hành đích thân cầm quân chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước toàn thắng. Vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho muôn dân. Bài thơ thể hiện sự thống nhất trên dưới một lòng của chủ tướng với quân dân.

Tác giả rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ cho thấy tâm trạng của tác giả: vui tươi, lạc quan và tự hào, muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước, bày tỏ với nhà vua (người đứng đầu đất nước) làm thế nào để giữ cho đất nước yên bình, vui vẻ, dân được an cư lạc nghiệp.

Bài 3 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Hiểu thế nào là “vô vi”? Vì sao tác giả khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”?

Trả lời:

– Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật. Nghĩa là từ bi bác ái. “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên. Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng, nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận với tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ đau của họ. Đó là tư tưởng lo cho dân.

– Nếu làm được điều đó (Vô vi trên điện các) thì tất yếu sẽ được “chốn chốn dứt đao binh”: nghĩa là mọi nơi không có cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới được bền vững. Người trị quốc nếu biết dùng trí và đức của mình mà trị vì đất nước, làm cho nhân dân cảm phục, mến mộ thì quốc gia ấy sẽ thái bình thịnh trị.

Bài 4 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Điểm then chốt của bài thơ là hai chữ “thái bình”.

– Vận nước và đường lối trị nước đều hướng tới đất nước “thái bình”

– Trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, nguyện vọng của con người thời đại bất giờ muốn nền “thái bình muôn thuở”

→ Khẳng định truyền thống chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tì-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra.

– Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê, được vua Lê Đại Hành kính trọng và tin dùng, phong làm pháp sư.

2. Tác phẩm

Vận nước sáng tác vào khoảng năm 981 – 982, đây là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam.

– Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt

– Nội dung chính: Vận nước dài ngắn là tùy thuộc vào cách trị nước của một minh quân; phải lấy từ bi, bác ái, vị tha làm nền tảng trị nước thì nền thái bình mới lâu dài.

– Nghệ thuật: Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc trong việc khẳng định chân lí, câu thơ có nội dung và hình thức như châm ngôn, sử dụng một số từ ngữ nhà Phật.

Tổng kết

Tình yêu quê hương đất nước của Pháp Thuận được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Vận nước. Nó tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn của tác giả.

Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn Vận nước (Quốc tộ) do THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Vận nước này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Vận nước một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn soạn bài Vận nước (Quốc tộ) giúp em nắm vững kiến thức, trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Vận nước trang 138 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post