Home Blog Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó hay nhất – Soạn văn 8

Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó hay nhất – Soạn văn 8

0
Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó hay nhất – Soạn văn 8

Tài liệu soạn bài Tức cảnh Pác Bó chi tiết và đầy đủ nhất do THPT Sóc Trăng biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

 Cùng tham khảo nhé …

Bạn đang xem: Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó hay nhất – Soạn văn 8

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969), quê ở Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

– Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới.

– Bác cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp

2. Tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

– Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 – 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê-nin).

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

+ Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.

Hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Bó

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài Tức cảnh Pác Bó trang 29 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2.

1 – Trang 29 SGK

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

Trả lời

– Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

2 – Trang 29 SGK

Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?

Trả lời

– Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó:

+ “sáng ra bờ suối, tối vào hang” → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ “bàn đá chông chênh” → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy “thật là sang” là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ “sang” Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người – một nhân cách vĩ đại, cao khiết.

3 – Trang 29 SGK

Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Trả lời

Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó. Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngắn nhất

Câu 1:

– Bài thơ thuộc thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Một số bài thơ cùng thể loại: “Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Ngắm trăng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…”

Câu 2:

– Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ: sảng khoái, hóm hỉnh, thoải mái

– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại:

+ “sáng ra bờ suối, tối vào hang”: Cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên

+ “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Vui vẻ với những thức quà của thiên nhiên.

+ “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Điều kiện khó khăn nhưng là nơi làm nơi công việc lớn lao, quan trọng

– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy “thật là sang” là bởi vì:

+ Bác thực hiện con đường giải phóng dân tộc trong tâm thế ung dung, tự tại, lạc quan.

+ Bác yêu thiên nhiên, được sống hòa mình với thiên nhiên

Câu 3:

Thú vui “lâm tuyền” của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

– Giống nhau:

+ Vui với cái nghèo, đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

– Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, “lánh đục về trong”

+ Hồ Chí Minh: một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật.

Ghi nhớ

     Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Xem thêm các bài soạn khác:

  • Soạn bài Câu cầu khiến
  • Soạn văn 8 bài Khi con tu hú

// Trên đây là những nội dung hướng dẫn soạn bài Tức cảnh Pác Bó đã được biên soạn chi tiết. Nội dung này không chỉ giúp bạn tham khảo để soạn bài mà còn giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng để hoàn thành tốt các đề văn hay câu hỏi liên quan đến tác phẩm Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Tức cảnh Pác Bó một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Tháng 2 năm 1941

(Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)

Soạn bài Tức cảnh Pác Bó được biên soạn chi tiết giúp em nắm vững kiến thức về tác phẩm và trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 29 SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 2

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post