Home Blog Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

0
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nhất với các gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 20 đến trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1. Ngoài việc tham khảo để có thể soạn bài được tốt hơn, thì bài viết này còn giúp các em nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học.

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí lớp 12

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn gọn

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài

Bạn đang xem: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?

(Một khúc ca)

Gợi ý thảo luận

a) Tìm hiểu đề

– Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?

– Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

– Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?

b) Lập dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề theo cách nào? (Theo cách diễn dịch, quy nạp hay phản đề,…)

– Sau khi giới thiệu vấn đề, cần nêu luận đề ra sao? (Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu hay tóm tắt nội dung chính của bài viết ?)

Thân bài:

– Giải thích thế nào là “sống đẹp”.

– Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

– Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

– Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.)

2. Nhận thức về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Yêu cầu: Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Trả lời:

– Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

– Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

– Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận

3. Luyện tập

Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì ? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b) Đề nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? Nêu ví dụ.

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc ?

Trả lời:

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

b, Thao tác lập luận:

+ Giải thích+ chứng minh

+ Phân tích + bình luận

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp để tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Trả lời

1. Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

– Giải thích lí tưởng là gì?

– Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người. (Lấy dẫn chứng).

– Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?

– Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó liên hệ với bản thân (lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng).

3. Kết bài

– Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay nhất

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài

Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?

(Một khúc ca)

Gợi ý thảo luận

a) Tìm hiểu đề

– Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?

– Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

– Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?

b) Lập dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề theo cách nào? (Theo cách diễn dịch, quy nạp hay phản đề,…)

– Sau khi giới thiệu vấn đề, cần nêu luận đề ra sao? (Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu hay tóm tắt nội dung chính của bài viết ?)

Thân bài:

– Giải thích thế nào là “sống đẹp”.

– Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

– Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

– Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.)

Trả lời

a. Tìm hiểu đề:

– Vấn đề nghị luận: Sống đẹp

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống có ích, cống hiến, học hỏi từ mọi người xung quanh. Sống có trách nhiệm, biết cho đi để được nhận lại.

Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất như: tính trách nhiệm, tính chân thật, tính bao dung, vị tha, tính nhân hậu,…

– Cần sử dụng những thao tác lập luận như giải thích, bình luận, chứng minh,…

– Cần sử dụng các tư liệu thuộc các lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y học,..Có thể nêu các dẫn chứng từ văn học, bởi văn học là nhân học.

b.

– Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

– Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

– Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận

>>Văn mẫu tham khảo: Văn mẫu nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn

2. Nhận thức về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Yêu cầu: Từ kết quả thảo luận trên, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Trả lời:

Từ việc trả lời 4 câu hỏi trong SGK, rút ra một số điểm sau đây:

– Bài nghị luận bàn về tư tưởng, đạo đức nhằm trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình để thuyết phục người khác, đồng thời tự mình nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất theo vấn đề mình đang nghị luận.

– Bài nghị luận kiểu này thường có một số nội dung:

  • Giới thiệu, trình bày, giải thích rõ vấn đề về tư tưởng, đạo đức cần nghị luận.
  • Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại của vấn đề đang xem xét đối với cuộc sống.
  • Nêu ý nghĩa, rút ra bài học trong tư tưởng, đạo đức và hành động.

Ghi nhớ

• Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:

– Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

– Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

– Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

• Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

Trang 21 – SGK Ngữ văn 12 tập 1

3. Luyện tập

Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì ? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b) Đề nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? Nêu ví dụ.

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc ?

Trả lời:

a)

– Vấn đề mà Nê-ru cô Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.

– Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.

b.

– Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

Ví dụ (Về thao tác giải thích):

“Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó.”

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá”: Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.

c.

Nét đặc trưng trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút

+ Lặp cú pháp và phép thế

+ Sử dụng phép diễn dịch – quy nạp

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Bài 2 trang 22 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

>>> Tham khảo: Dàn ý nghị luận Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường

Gợi ý làm bài

1. Tìm hiểu đề:

– Nội dung: Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.

+ Giải thích mối quan hệ lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

– Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.

– Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.

2. Lập dàn ý:

a) Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b) Thân bài:

* Giải thích và bàn luận về ý nghĩa câu nói của Lep Tôn-xtôi.

– “Lí tưởng” là cái đích để con người hướng tới.

+ “Cuộc sống” ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người.

– Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

+ “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường“: Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lí tưởng tốt đẹp.

+ “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống“. Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

– Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.

– Lý tưởng sống đẹp đẽ kích thích những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

– Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.

– Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.

c) Kết bài:

– Khái quát lại vấn đề.

– Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

Tham khảo bài văn mẫu Nghị luận về vai trò lí tưởng trong cuộc sống của con người

– Hết bài soạn –

Trên đây là các nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã được THPT Sóc Trăng biên soạn. Tuy có dài nhưng nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em nắm vững hơn những kiến thức quan trọng của bài học.

Soạn văn 12 bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí đầy đủ nhất với các gợi ý trả lời câu hỏi trang 20 đến 22 SGK Ngữ văn 12 tập 1.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post