Home Blog Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

0
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

     Mục tiêu của việc soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh là nhằm củng cố cho các em những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Qua đó, rèn kỹ năng vận dụng kết hợp phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận về một hiện tượng, một vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.

     Cùng tham khảo ngay bài soạn nhé….

Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Bạn đang xem: Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

 

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (SGK trang 120, 121)

Câu 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cho đoạn văn:

   Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh – Cần kiệm liêm chính)

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.

c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?

Trả lời:

a,

– Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích

    + Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình

    + Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ)

– Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh

    + Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn

    + Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu

b, Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt

    + Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo

c, Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận

    + Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo

    + Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp

Câu 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

Gợi ý làm bài:

Các công việc cần làm:

– Xác định chủ đề bài văn cần viết.

– Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

– Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

– Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

– Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.

Câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Công việc ở nhà:

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (SGK trang 120, 121)

Bài 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cho đoạn văn:

   Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

(Hồ Chí Minh – Cần kiệm liêm chính)

a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.

c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?

Trả lời:

a. Thao tác lập luận: Phân tích và so sánh

– Phân tích:               

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

– Thao tác so sánh:

+ “mình hay” >

+ “sông to, bể rộng”>

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

=> So sánh tương đồng.

Thao tác lập luận chính được sử dụng là so sánh có sự kết hợp với thao tác phân tích.

b. Mục đích, tác dụng

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

c. Kết luận

   Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn (bài văn) là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.

Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.

Gợi ý làm bài:

Các công việc cần làm:

– Xác định chủ đề bài văn cần viết.

– Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.

– Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?

– Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.

– Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.

Tham khảo bài làm mẫu sau đây:

   Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như “trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ”.

    Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối: lấy “cái hồng nhan” đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên đã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình – san sẻ – tí – con – con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thể trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật đặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi.

      Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giải bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát của muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính đáng và đầy tính nhân văn.

Bài 3 trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Công việc ở nhà:

a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.

b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

Gợi ý:

– Câu a, câu b: Các em tự làm, các em chú ý những lưu ý được rút ra từ câu 2 để viết đoạn văn được tốt hơn. Sự kết hợp giữa các thao tác phải tự nhiên, không nên quá gượng ép.

– Câu c: Các em có thể sưu tầm ở sách, báo, những tác phẩm phê bình văn học….

Dưới đây là một số mẫu bài tham khảo:

Nghị luận về phẩm chất trung thực của người học sinh

  Trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh. Đó là một điều không thể bàn cãi được. Tuy nhiên, ngày nay do bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng mà có người này, có người kia, có em học sinh trung thực, có em không trung thực. Gian lận trong thi cử, nói dối bố mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là những biểu hiện tiêu biểu nhất của việc học sinh không trung thực. Tại sao lại có thể khẳng định rằng trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh?. Ta hiểu rằng giáo dục con người, quan trọng nhất là giáo dục khi họ còn đang ngồi trong ghế nhà trường. Thời học sinh ảnh hưởng trực tiếp trong việc xây dựng nhân cách của con người trong tương lai. Khi con người ta, ngay từ nhỏ, còn đang là học sinh không được giáo dục về tính trung thực thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến nhường nào. Trước hết, đối với chính người học sinh đó. Họ sẽ đánh mất niềm tin ở mọi người và tự trọng của mình đối với mọi người. Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.

Một số đoạn văn hay của các tác giả văn học nổi tiếng

1. Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy, Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang, mười phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong Nguyễn Du có những điều trong Thanh Tâm Tài Nhân không có. Những điều có thể gợi hình ảnh của một vị anh hùng. Từ Hải cùng ở với KIều năm tháng rồi biệt Kiều mà đi . Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói thế. Nguyễn Du kỹ hơn:

Nửa năm hương lúa đương nồng 

Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương.

    Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, hay một làng. Con người này là của trời đất, của bốn phương. Một người như thế lúc ra đi ắt cũng không tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng. 

(Theo Tuyển tập Hoài Thanh, tập I,NXB Văn học Hà Nội, 1982)

2. Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một.[…]

(Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990)

Kiến thức cơ bản

Thao tác Lập luận phân tích Lập luận so sánh
Khái niệm – Chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng. – Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
Đặc điểm

– Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp.

– Mục đích: làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. (sự vật, hiện tượng)

– Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

– Cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

– Có hai kiểu so sánh: Tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau)

– Mục đích: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

– Phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)

Tổng kết

  • Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn (bài văn) nghị luận đó là yêu cầu cần thiết. Một trong những thao tác được vận dụng nhiều trong viết văn đó chính là thao tác lập luận phân tích và so sánh.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận so sánh

     // Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh do THPT Sóc Trăng biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 120 SGK Ngữ Văn 11 tập 1.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post