Home Blog Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh)

Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh)

0
Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh)

Đọc tài liệu tổng hợp soạn bài Lai tân – Hồ Chí Minh để các em chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp với nội dung tóm tắt tác giả, tác phẩm cùng gợi ý trả lời các câu hỏi hướng dẫn soạn văn 11.

Tác giả, tác phẩm Lai tân

– Tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một trong những tác giả quen thuộc mà các em học sinh đã được học qua các chương trình ngữ văn khác nhau vì vậy các em đã có kiến thức chung về tác giả. Để nhớ lại về tác giả, các em có thể tìm lại các bài học trước để tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh)

– Bài thơ Lai tân

  • Vị trí bài thơ: Lai tân là bài thơ thứ 97 trong tập Nhật kí trong tù
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết tại địa danh có tên Lai Tân (Quảng Tây – Trung Quốc), tại đây khi bị giam giữ Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh xã hội đen tối của địa phương mà làm bài thơ đầy châm biếm.
  • Nội dung chính: Bài thơ Lai Tân cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng yên ấm, tốt lành.

Để hiểu thêm chi tiết hơn bài thơ Lai Tân qua từng câu từ, các em học sinh có thể tham khảo nội dung bài phân tích bài thơ Lai Tân, từ đó nắm chắc kiến thức quanh bài thơ hơn.

Soạn bài Lai tân – Hồ Chí Minh ngắn nhất

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu giúp soạn bài thơ Lai tân ngắn gọn nhất trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2.

 

Câu 1 trang 45 SGK

Trong ba câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả:

– Ban trưởng (Giám ngục) : ngày ngày đánh bạc ăn tiền

– Cảnh sát trưởng: ăn tiền đút lót

– Huyện trưởng : hút thuốc phiện

⇒ Cả ba người trên đại diện cho pháp luật, bảo vệ công lí nhưng đều không làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật.

Câu 2 trang 45 SGK

Phân tích sắc thái mỉa mai, châm biếm ở câu cuối:

– Nghịch lí: quan chức nhũng nhiễu (3 câu đầu) > ẩn sau đó là cái cười mỉa mai, sự đả kích sâu cay đối với bọn quan lại.

– Sắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ “thái bình”: tác giả bóc mẽ “kiểu thái bình” kì quái ở Lai Tân, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền.

Câu 3 trang 45 SGK

Bài thơ có kết cấu đặc biệt; ba câu đầu chỉ đơn thuần kể. Điểm nút của cả bài chính là ở câu thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài.

Bài thơ in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường, lời thơ ngắn gọn, súc tích.

Soạn bài Lai tân – Hồ Chí Minh chi tiết

Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trong ba câu đầu bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không ?

Trả lời:

   Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật vô cùng sinh động:

– Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác, viên cảnh sát trưởng thì lóc lẻm móc túi tiền của tù nhân và quan huyện thì chong đèn hút thuốc phiện.

– Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh giặc, còn cái trời đất Lai Tân này thì muôn thuở vẫn thế. Ba nhân vật đang hoạt động ráo riết như trong một màn hài kịch câm vậy.

– Cả ba đang đóng vai một cách nghiêm túc đến vô ý thức dưới gầm trời “thái bình” của Lai Tân – cảnh tượng thu hẹp của cái giang sơn dưới bàn tay nhà họ Tưởng.

=> Câu thơ miêu tả ngắn gọn, khách quan mà sâu sắc, có sức công phá không hề nhỏ vào sự lộn xộn, bát nháo của xã hội Tưởng Giới Thạch.

Bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối.

Trả lời:

   Câu thơ cuối là lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo.

– Một chữ “thái bình” mà xâu chuỗi lại bao nhiêu việc làm vốn là chuyện muôn thuở của cái xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là đang “đại loạn” từ bên trong của xã hội.

 – Ba câu đầu chỉ là những câu kể việc, nói về hình tượng cũng không có gì đặc biệt lắm nhưng mỗi nhân vật đều có một việc làm khác nhau mà đặc biệt giống nhau về sự thối nát, nhất là lại ở vào cái hoàn cảnh “quốc gia hữu sự”.

– Giặc đang ở ngay trước mắt, thiên hạ đã đại loạn rồi, thế mà bọn quan quân lớn bé đều chỉ lo làm sạo vơ vét cho đầy túi. Bác không cần dùng chữ “đại loạn”. Bác chỉ nói “thái bình”, nói như không: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình“.

=> Với câu nói đó (mà nghệ thuật thơ Đường gọi là “cảnh cú”), một câu thơ kêu lên có thể làm rung chuyển những câu thơ khác. Bài thơ vốn phẳng lặng bỗng vang ngân, bỗng giục giã, bỗng gây ra những cảm xúc đặc biệt.

Bài 3 trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Nhận xét về kết cấu và bút pháp của bài thơ.

Trả lời:

   – Về kết cấu: Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc, điểm nút chính là câu thơ thứ tư, nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm, mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

  – Về bút pháp: Bài thơ in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường với lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất “thép” của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

-/-

Trên đây là phần soạn bài Lai Tân – Hồ Chí Minh theo hai cách cho các em học sinh tham khảo. Tuy đây là bài đọc thêm nhưng vẫn là phần kiến thức các em cần tìm hiểu để liên đưa vào những bài học chính của mình.

Xem ngay hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Lai Tân của Hồ Chí Minh, trang 45 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post