Home Blog Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

0
Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) giúp em nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động và hoàn thành các bài tập trang 64, 65 SGK.

Cùng tham khảo ngay…

Bạn đang xem: Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Ở bài trước (Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động bài 23) thì các em đã hiểu được thế nào là câu bị động, câu chủ động. Trong bài này, các em sẽ tiếp tục đi tìm hiểu các cách chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động như thế nào. Sau đó sẽ tiến hành luyện tập bằng cách thực hiện làm các bài tập SGK.

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1 – Trang 64 SGK

Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.

b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”[…].

(Vũ Bằng)

Trả lời:

Hai câu đã cho:

+ Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc.

+ Khác nhau: Câu (a) có dùng từ được, câu (b) không dùng từ được.

2 – Trang 64 SGK

Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

Trả lời:

Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động:

+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị/ hay/ được vào sau từ (cụm từ) ấy.

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

3 – Trang 64 SGK

Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?

a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b) Tay em bị đau.

Trả lời:

Những câu đã cho trong bài không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

II. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiếp theo phần Luyện tập

1 – Trang 65 SGK

Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Trả lời: 

Chuyển đổi các câu chủ động trên thành câu bị động:

a) – Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.

– Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

b) – Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.

– Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c)  – Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên cây đào.

– Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d)  – Lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

– Lá cờ đại được dựng giữa sân.

2 – Trang 65 SGK

Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Trả lời: 

a)

+ Em được thầy giáo phê bình.

+ Em bị thầy giáo phê bình.

b)

+ Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.

+ Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.

c)

+ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

+ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

– Câu bị động có từ “được” khác với câu bị động có từ “bị” ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từ được mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực.

– Vì có sự khác nhau trên nên khi chuyển đổi cần lưu ý: Câu (a) nên dùng từ “bị”, câu (b) có thể dùng cả 2 từ, câu (c) nên dùng từ “được” vì sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn vốn là điều tích cực, trong mong muốn của mọi người.

3 – Trang 65 SGK

Viết một đoạn văn nói về lòng say mê của em đối với văn học, đối với một tác phẩm văn học, hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học nào đó tới em trong đó có sử dụng câu bị động.

    Tham khảo một số đoạn văn sau:

(1) “Những lúc ngả lòng, tôi vịn câu thơ đứng dậy”. Câu nói ấy của nhà thơ Phùng Quán khiến tôi nghĩ ngay đến chức năng nâng đỡ tâm hồn con người của văn học. Thật vậy khi bạn đang buồn bã, chán chường nếu đọc một bài thơ hay thì tâm hồn bạn sẽ cảm thấy thư thái, cân bằng trở lại. Bạn định làm một việc không tốt nhưng nếu lúc ấy bạn lại đọc tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi thì có thể rằng bạn sẽ dừng lại trước vực thẳm tội lỗi. Rõ ràng tâm hồn ta đã được văn học làm cho thay đổi hẳn.”

(2) “Tâm hồn em được những tác phẩm văn học nuôi dưỡng giống như bầu sữa mát ngọt ngào, trong lành của mẹ từ thủa ấu thơ. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, những lời ru dịu ngọt của mẹ đã đưa em vào những giấc ngủ nồng say, rồi khi lớn lên những câu chuyện cổ tích của bà lại đưa em vào thê giới thần tiên với bao ước mơ đẹp đẽ. Theo năm tháng, em lớn lên, những bài thơ, những tác phẩm văn chương đã không ngừng bồi đắp và thắp sáng lên trong em một tình cảm sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước, về tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng chí… Xin cảm ơn tất cả những gì cuộc sống đã ban tặng cho em! Cám ơn những tác phẩm văn chương đã cho em một tâm hồn đẹp với những suy nghĩ đẹp để em luôn vị tha với cuộc đời.”

Tham khảo thêm: Soạn bài 24 SGK Ngữ văn 7

// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) được chúng tôi biên soạn gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) bài 24 trang 64, 65 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post