Home Blog Soạn bài Câu đặc biệt

Soạn bài Câu đặc biệt

0
Soạn bài Câu đặc biệt

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt được biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu nắm được mô hình cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt thông qua những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập vận dụng trong SGK.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Câu đặc biệt

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

– Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

– Tác dụng: Câu đặc biệt thường dùng để:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng

+ Bộc lộ cảm xúc

+ Gọi đáp.

Soạn bài Câu đặc biệt chi tiết

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Câu đặc biệt trang 27, 28, 29 SGK Ngữ văn 7 tập 2.

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Cho ba câu sau:

   Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng:

A – Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

B – Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

C – Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

Câu: “Ôi, em Thủy” là câu đặc biệt vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

Chọn đáp án C.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Đánh dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng cho sẵn (SGK – tr. 28)

Gợi ý:

Tác dụng

Câu đặc biệt

Bộc lộ cảm xúc Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng Xác định thời gian, nơi chốn Gọi đáp

Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.

(Nguyên Hồng)

x

Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

(Nam Cao)

x

“Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

(Khánh Hoài)

x

An gào lên:

Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

Chị An ơi!

Sơn đã thấy chị.

(Nguyễn Đình Thi)

x

III. Soạn bài Câu đặc biệt phần Luyện tập

1 – Trang 29 SGK

Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d) Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

(Trần Hoài Dương)

Trả lời: 

a) – Câu đặc biệt: không có.

– Câu rút gọn:

+ “Có khi được trưng bày… trong hòm

+ “Nghĩa là phải ra sức giải thích… kháng chiến

b) – Câu đặc biệt: “Ba giây…Bốn giây.. Năm giây… Lâu quá!

– Câu rút gọn: không có.

c) – Câu đặc biệt: không có.

– Câu rút gọn: “Một hồi còi“.

d)  – Câu đặc biệt: “Lá ơi”

– Câu rút gọn:

“Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!”

+ “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu”.

2 – Trang 29 SGK

Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của các câu đặc biệt ở bài tập 1:

a) Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b) Câu đặc biệt:

Ba giây… Bốn giây… Năm giây…: Xác định, gợi tả thời gian.

Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c) Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d)

– Câu đặc biệt: gọi đáp

– Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

3 – Trang 29 SGK

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.

Trả lời:

Tham khảo 2 đoạn văn mẫu sau đây:

(1) Không nhớ vào một buổi sáng nào được bà ngoại cho ra đồng nhặt cỏ cùng với dì tôi nhưng đó là lần tôi ngạc nhiên quá đỗi. Bước chân ngắn của thằng bé là tôi cứ líu ríu níu váy bà để lên cho được con đê cao. Lần đầu tiên tôi đứng trên đê làng. Cả một cánh đồng bát ngát trải dài những lượn sóng xanh rập rờn đến những dãy núi xa vời. Những cánh cò đang lả cánh như những con diều trắng chấp chới bay về phía mặt trời. Phương Đông sáng hồng lên, những  đám mây ngũ sắc cho tôi một ấn tượng thần tiên. Ôi, con đê làng! Một buổi bình minh. Vâng, một bình minh mãi mãi cho tôi nhớ về quê hương dù nay tôi đã ở chân trời góc bể.

(2) Ôi! Sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đùa và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được tráng một lớp nhựa dày. Ôi! Thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quê em trông nó ngon tuyệt! Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

» Xem thêm:

// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài soạn văn Câu đặc biệt do chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Câu đặc biệt này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Câu đặc biệt một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt được biên soạn giúp em nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi bài tập vận dụng trang 27, 28, 29 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post