Tài liệu hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Thiền sư Mãn Giác) được biên soạn với mục đích chính là giúp các em học sinh hiểu được một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao qua lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.
Cùng tham khảo…
Bạn đang xem: Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Thiền sư Mãn Giác)
Hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người ngắn nhất
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1.
Câu 1 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? (Quy luật vận động? Quy luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?) Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong những quy luật trên, quy luật nào giữ nguyên, quy luật nào bị ảnh hưởng, vì sao ?
Trả lời:
– Hai câu thơ đầu nói lên quy luật biến đổi của tư nhiên: nói lên sự biến đổi của tự nhiên, cây cối nở hoa, rụng lá, thay đổi theo mùa, sự luân hồi của mùa xuân, cây thay lá, mùa xuân đến rồi lại di, hoa nở rồi lại hoa tàn.
– Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau là: nếu đảo vị trí hai câu thơ thì ý thơ sẽ thay đổi, sự diễn tả quy luật tuần hoàn và sinh trưởng sẽ hoàn toàn thay đổi.
Câu 2 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này ? (Thản nhiên? Nuối tiếc? Xót xa?) Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?
Trả lời:
– Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.
– Tâm trạng nhà thơ như nuôi tiếc, xót xa bởi thời gian của vũ trụ thì vô thuỷ vô chung còn thời gian của đời người thì ngắn ngủi.
Câu 3 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định “Xuân quan trăm hoa rụng” vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?
Trả lời:
– Hai câu cuối không phải là thơ tả thiên nhiên.
– Câu đầu và câu cuối có mâu thuẫn, vì: mùa xuân qua đi thì hoa rụng hết mà nhà thơ vẫn “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua xuân trước một cành mai”.
– Cảm nhận về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối: tác giả dựa vào sự biến đổi của cành mai tác giả đã nói đến sự biến đổi của con người.
Câu 4 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.
Trả lời:
Lòng yêu đời và lạc quan của tác giả được thể hiện qua cách nói khẳng định cùng hình tượng của một nhành mai trước đêm gió rét. Từ đó, tác giả muốn nói lên sự sinh sôi và bất diệt của vạn vật. Mở đầu bằng hình ảnh xuân qua, hoa rụng nhưng kết thúc lại bằng hình ảnh một nhành mai nở trước sân dù mùa xuân đã đi qua, cho thấy tác giả có một cái nhìn rất lạc quan, ung dung, tự tại trước những quy luật của sinh hóa.
Hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1.
Bài 1 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? (Quy luật vận động? Quy luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?) Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong những quy luật trên, quy luật nào giữ nguyên, quy luật nào bị ảnh hưởng, vì sao ?
Trả lời:
– Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “Xuân tới trăm hoa tươi”. Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
– Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu thì mặc dù vẫn nói lên được quy luật tuần hoá biến đổi nhưng đó sẽ là nhìn sự vận động theo quy luật xuân tới để xuân qua, hoa tươi để hoa rụng, chứ không theo quy luật sinh trưởng phát triển tự nhiên (xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa tươi).
Bài 2 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này ? (Thản nhiên? Nuối tiếc? Xót xa?) Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?
Trả lời:
– Câu 3 và 4 nói lên quy luật của một đời người: sinh – lão – bệnh – tử.
– Quy luật này là một lẽ tự nhiên tất yếu bởi tuổi trẻ rồi sẽ qua đi, tuổi già ắt đến. Hai câu thơ có chút bâng khuâng nuối tiếc vì thời gian của vũ trụ thì vô thủy vô chung mà đời người thì ngắn ngủi.
– Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: nó bắt nguồn từ sự tha thiết yêu cuộc sống, mong muốn được cống hiến cho đời, nhưng nhà thơ cũng ý thức được sự hữu hạn của đời người nên không muốn sống hoài sống phí.
Bài 3 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định “Xuân quan trăm hoa rụng” vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?
Trả lời:
– Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên.
– Trong hai câu thơ cuối, tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên mà nói đến một quan niệm triết lí trong Phật giáo; khi con người đã giác ngộ đạo (hiểu được chân lí và quy luật) thì có sức mạnh lớn lao, vượt lên trên cả lẽ sinh diệt thông thường. Thiền sư đắc đạo trở về với bản thể vĩnh hằng, không sinh, không diệt như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn. Theo cách giải thích này nội dung ý tứ của hai câu thơ cuối không hề có chút gì mâu thuẫn với nhau.
– Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận: Trong quan niệm của người xưa, hoa mai là loài hoa chịu được cái giá rét của mùa đông. Trong sương tuyết lạnh, mai vẫn nở hoa, báo hiệu cho mùa xuân đến. Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thử thách, gian nan. Hình tượng hoa mai vì thế tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người.
Bài 4 trang 141 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.
Trả lời:
Cả bài thơ đã thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả về cuộc sống.
– Mở đầu bài thơ, tác giả nói đến quy luật phát triển tự nhiên của vạn vật: xuân đi rồi xuân sẽ đến, hoa tàn thì sẽ lại tươi.
– Hai câu thơ tiếp theo thể hiện triết lí của Phật giáo, về bánh xe luân hồi luôn quay mãi không dừng – về đời người luôn phải chuyển động nhưng không vì thế mà mất đi sự lạc quan.
– Hai câu kết nhắc lại ý của hai câu đầu dưới sự phủ định: xuân qua không có nghĩa hoa sẽ rụng hết. Hình ảnh cành mai trải qua đêm tuyết vẫn nở thể hiện sức sống lạ thường. Qua hình ảnh này, ta thấy được một quan niệm vượt lên trên những lối sống tầm thường, cái nhìn lạc quan về cuộc sống, về kiếp luân hồi của đời người.
Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Mãn Giác thiền sư (1052 – 1096) tên thật là Lí Trường, người làng An Cách.
– Thuở nhỏ, ông được vào hầu Thái tử Kiến Đức (tức là Nhân Tông sau này), và được Thái hậu rất trọng. Khi Kiến Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín, gọi là Hoài Tín trưởng lão, lại được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung. Mãn Giác là tên thuy do vua ban tặng sau khi ông mất.
2. Tác phẩm
– Kệ là một thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp, được viết bằng văn vần. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ.
– Bài kệ của thiền sư Mãn Giác vốn không có nhan đề. Cáo tật thị chúng là nhan đề do người đời sau đặt.
– Bố cục bài kệ: 2 phần
+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: thể hiện quy luật cuộc sống
+ Phần 2: còn lại: quan niệm nhân sinh cao đẹp
Tổng kết
- Bài kệ “Cáo tật thị chúng” thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được thể hiện bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc.
Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Cáo bệnh, bảo mọi người này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Thiền sư Mãn Giác, trả lời câu hỏi trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục