Home Blog Soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

0
Soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Tài liệu soạn bài Cảnh ngày hè chi tiết và đầy đủ nhất do THPT Sóc Trăng biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Bài soạn Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) được biên soạn chi tiết nhất nhằm giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. Qua đó thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Bạn đang xem: Soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Cùng tham khảo nhé …

Nội dung cơ bản về tác phẩm

Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

– Nội dung Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống,…

– Thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn (câu sáu chữ).

Quốc âm thi tập được chia thành bốn phần: Vô đề, môn thì lệnh (thời tiết), môn hoa mộc (cây cỏ), môn cầm thú (thú vật). Phần Vô đề gồm toàn thơ không có tựa đề, nhưng được sắp xếp thành một số mục: Ngôn chí (nói lên chí hướng), Mạn thuật (kể ra một cách tản mạn), Tự thán (tự than), Tự thuật (tự nói về mình), Bảo kính cảnh giới (Gương báu rắn mình),…

– Bài thơ Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới: tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

Soạn bài Cảnh ngày hè ngắn gọn

   Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài Cảnh ngày hè ngắn gọn trang 118, 119 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1.

Đọc – hiểu

Câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

Trả lời:

– Các động từ: đùn đùn, phun, tiễn

– Tính từ: lao xao, dắng dỏi.

=> Trạng thái của cảnh ngày hè được diễn tả đầy sống động, căng tròn nhựa sống như chờ cơ hội được bung ra, tỏa hương sắc nồng nàn cho mùa hạ.

Câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

Trả lời:

– Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng.

– Hương hoa sen kết hợp với khung cảnh ấy khiến không gian tràn đầy sức sống.

– Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

– Tiếng “lao xao” của làng chài cùng tiếng ve râm ran tạo ra không khí nhộn nhịp, tràn đầy sức sống

Câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy nhà thơ có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên.

Trả lời:

– Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan như thị giác (màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng của ánh nắng), thính giác (tiếng chợ cá lao xao), khứu giác (hương sen) và sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

=> Qua sự cảm nhận này, Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sự giao hòa mãnh liệt cùng tạo vật.

Câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.

Trả lời:

– Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân là một tấm lòn yêu thiên nhiên, một tấm lòng ân ái với dân, với nước.

– Âm điệu câu thơ lục ngôn (6 chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn (7 chữ) là: ông ước được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong mong cho dân giàu mọi phương. Câu kết của bài thơ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của toàn bài thơ.

=> Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng trong việc thể hiện tình cảm của tác giả là ông mong cho dân no đủ mọi nơi, mọi miền và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

Câu 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?

– Lòng yêu thiên nhiên

– Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

– Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

– Nguồn gốc từ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu đất nước, khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

– Xuất phát từ khát vọng hòa bình cho nhân dân cộng hưởng với vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

→ Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, tác giả mang lại bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, tươi đẹp.

Soạn bài Cảnh ngày hè phần Luyện tập

Câu hỏi luyện tập trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Gợi ý một số ý chính cần đạt được:

* Thể loại bài viết: phân tích – chứng minh

* Nội dung chính: Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân đất nước của Nguyễn Trãi được thể hiện qua các chi tiết:

– Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè sống động, cho thấy sự cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả.

– Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.

+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.

+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.

Soạn bài Cảnh ngày hè chi tiết

   Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài Cảnh ngày hè trang 118, 119 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1.

Đọc – hiểu

Bài 1 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

Trả lời:

– Các động từ diễn tả trạng thái của cảnh tập trung trong sáu câu thơ đầu:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương…

– Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: đùn đùn, giương, phun. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu. Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.

Bài 2 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

Trả lời:

– Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựa, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương).

– Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng “lao xao” của “chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ; dắng dỏi) của ve sầu nghe như tiếng đàn (cầm ve) từ trên lầu dưới ánh nắng chiều.

– Trong bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tới con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen… không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con người. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà (Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ), cái ao (trì) (Hồng liên trì đã tiễn mùi hương), và cả ngôi lầu (Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương). Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng người được nghe từ xa (Lao xao chợ cá làng ngư phủ)…

– Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị: hài hòa giữa con người với cảnh vật, là tất cả những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam.

Bài 3 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy nhà thơ có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên.

Trả lời:

* Cảm nhận của Nguyễn Trãi:

– Nhà thơ tập trung những giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. Đó là màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu… Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai.

* Tấm lòng của Nguyễn Trãi:

– Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, tha thiết.

– Tình yêu thiên nhiên có nguồn cội sâu xa từ lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.

– Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, gắn liền với tấm lòng tha thiết với dân, với nước.

Bài 4 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.

Trả lời:

– Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.

– Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.

– Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc – ca ngợi cuộc sống thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lời ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.

– Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thời cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chăm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).

– Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.

– Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.

Bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?

– Lòng yêu thiên nhiên

– Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

– Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ tả cảnh ngày hè, trước hết phải lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên. Đằng sau cảm hứng chủ đạo đó, ta mới thấy lòng yêu đời, tình yêu sông nước hay khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

– Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

– Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.

Soạn bài Cảnh ngày hè phần Luyện tập

Câu hỏi luyện tập trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời:

Dàn ý cảm nhận chi tiết:

1. Nguyễn Trãi – một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết

– Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi vẽ lên rất sinh động

+ Cảnh vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè: Lá hòe, hoa thạch lựu, hoa sen.

+ Cảnh vật rực rỡ, nổi bật, sinh động: Thông qua việc dùng những gam màu nóng để miêu tả cảnh vật lục, đỏ, hồng.

+ Cảnh vật căng tràn sức sống, sự sinh sôi cuộn trào toát ra từ trong lòng cảnh vật: Sử dụng các động từ mạnh “phun”, đùn đùn” để diễn tả những trạng thái, sức sống tràn trề của cảnh vật.

+ Cảnh vật tinh tế, tao nhã với hương thơm: Mùi hương nồng nàn của hoa sen cuối mùa.

→ Bứa tranh thiên nhiên cuối mùa hạ nhưng không tàn úa, héo nát mà ngược lại vô cùng rực rỡ, sinh động, giàu sức sống.

– Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Phải vô cùng yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên nên Nguyễn Trãi mới có những phát hiện tinh tế, tuyệt vời đến thế.

+ Nguyễn Trãi có tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm

2. Nguyễn Trãi – một tâm hồn luôn tha thiết với cuộc sống làng quê

– Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú

+ Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương

+ Âm thanh cuộc sống: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập

+ Cách sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống.

– Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi yêu cảnh sắc của làng quê, yêu cuộc sống nơi thôn quê

+ Ông quan tâm đến cuộc sống của người dân quê lam lũ thì mới có thể để tâm, lắng nghe được những âm thanh đó.

3. Nguyễn Trãi – một tâm hồn nặng lòng với dân với nước

– Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện triết lí sống “nhàn”:

+ Rồi: rỗi rãi, thảnh thơi

+ “Hóng mát thuở ngày trường”: Hoạt động thư thái, tự do tự tại

→ Tâm hồn thảnh thơ, nhàn tản, vô lo vô nghĩ

– Kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi thể hiện tâm sự của mình:

+ Điển tích điển cố “Ngu cầm”: Gợi về triều đại vua Nghiêu, Thuấn – thời kì nhân dân được hưởng ấm no, thái bình.

→ Niềm vui sướng, hạnh phúc của Nguyễn Trãi khi được sống ở quê hương với những người dân thôn dã.

→ Thể hiện ước muốn có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc trên quê hương ông. Đó là khát khao của một người con luôn suy tư, trăn trở, một lòng hướng về quê hương

+ Ước mơ của Nguyễn Trãi: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”

→ Không chỉ khát khao về cuộc sống hạnh phúc, no đủ trên quê hương ông, Nguyễn Trãi còn mong muốn cuộc sống ấy có ở khắp nơi trên cả nước.

→ Tấm lòng vì nước thương dân, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc

⇒ Dù ở những phút thanh nhàn hiếm có của cuộc đời nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm.

Soạn bài Cảnh ngày hè nâng cao

   Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài Cảnh ngày hè nâng cao sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập 1.

Câu 1: Cảnh ngày hè được miêu tả với những hình ảnh, chi tiết nào? Những hình ảnh, chi tiết ấy thể hiện cảm nhận của tác giả về thiên nhiên và cuộc sống như thế nào?

Trả lời

Cảnh ngày hè được miêu tả với những hình ảnh, chi tiết: hòe lục đùn đùn, thạch lựu còn phun thức đỏ, hồng liên trì đã tiễn mùi hương, chợ cá lao xao, tiếng ve kêu.

Những hinh ảnh, chi tiết ấy thể hiện gợi lên sự sống động, căng tràn nhựa sống như cờ cơ hội được bung ra, tỏa hương sắc nồng nàn cho mùa hạ.

Câu 2: Bài thơ thể hiện tâm trạng và mong ước gì của tác giả?

Trả lời

Đó là niềm khát khao được sống, được hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Đồng thời tác giả mong muốn một cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân.

Câu 3: Phân tích sức gợi của các tính từ, động từ, từ láy trong việc biểu hiện hình tượng và cảm giác?

Trả lời

Tham khảo đáp án tại mục 2 (hướng dẫn soạn bài chương trình chuẩn) câu hỏi số 1.

Câu 4: Bài thơ này khác với bài thơ Đường luật ở chỗ nào? Các câu “lục ngôn” ở đây có ý nghĩa gì về mặt tiết tấu, nhịp điệu?

Trả lời

Bài thơ này có chứa hai câu thơ sáu chữ.

Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, câu thơ lục ngôn có tác dụng cô đọng âm điệu, làm cho ý nghĩa của những câu bảy chữ dồn lại trong câu sáu chữ. Đó là sự dồn nén cảm xúc của nhà thơ và đến tận cùng mới bộc lộ hết khiến cho dư âm của nó mở ra nhiều suy tư trong lòng người đọc, người nghe.

Ghi nhớ

  • Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
  • Vẻ đẹp của cảnh ngày hè đã được tác giả Nguyễn Trãi không chỉ dùng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác và khứu giác để viết nên Cảnh ngày hè.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

// Trên đây là những nội dung hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè đã được biên soạn chi tiết. Nội dung này không chỉ giúp bạn tham khảo để soạn bài mà còn giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng để hoàn thành tốt các đề văn hay câu hỏi liên quan đến tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Cảnh ngày hè một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 117 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post