Home Blog So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang

So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang

0
So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang

Đề bài:

So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang

Đề bài So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang là một đề bài hay những không hề đơn giản đối với các em học sinh đại trà. Vì vậy mà chuyên mục văn mẫu 11 tổng hợp kiến thức, tài liệu bổ trợ giúp các em học sinh có thể giải quyết đề bài này phù hợp với mức độ, nhu cầu của tính chất bài kiểm tra, bài thi.

Bạn đang xem: So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang

Các em học sinh có thể dựa vào dàn ý dưới đây cùng với những nội dung  Phân tích bài thơ Tràng giang – Huy Cận và Dàn ý phân tích bài Vội vàng – Xuân Diệu, để từ đó triển khai thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang. Dàn ý dưới đây được định hướng làm bài theo từng tác phẩm cụ thể sau đó tổng hợp lại và đưa ra những điểm giống – khác giữa hai cái tôi trong hai bài thơ cùng thời.

So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang
So sánh cái tôi trong Vội vàng và Tràng giang

Dàn ý so sánh cái tôi trong bài Vội vàng và Tràng giang

Về bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

– 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ.Tôi muốn “Tắt nắng” “buộc gió”–> Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc

=> Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê.

– Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ.

+ Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống. Tuần tháng mật Hoa đồng nội Này đây Lá cành tơ yến anh, khúc tình si ánh sáng Thần vui hằng gõ cửa

–> Điệp từ, nhân hoá

+ Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

=> Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây.

2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời

– Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian: “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa” Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật…

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

=> Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi.

– Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa.

+ Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.

+ Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian.

+ Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng.“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.

– Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã:“mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm”

– Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc.Ta muốn : ôm, riết, say, thâu, cắn vào: non nước, cỏ cây, gió mây, sự sống, xuân hồng .

+ Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ.

+ Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng…

+ Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếnh choáng, no nê, đã đầy…

+ Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất.

+ Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này.

– Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mãnh liệt, cuồng nhiệt.

– Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.

Về bài thơ Tràng giang – Huy Cận

1. Nhan đề và lời đề từ – Nhan đề:

+ Ban đầu có tên “chiều bên sông” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành “Tràng giang”.

+ Tràng giang: âm hưởng từ hán-Việt gợi không khí cổ kính và đầy tính khái quát: không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

– Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

2. Bức tranh thiên nhiên

– Không gian:mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .

– Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:

+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường, tống. Những hình ảnh ấy gợi lên một sự vắng vẽ, lặng lẽ, buồn

+ Thế nhưng bức tranh “Tràng giang” vẫn gần gũi, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”Đó là những âm thanh , hình ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt Nam

– Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lỏng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ. Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn. Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ)

– Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật: “Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”, “Bến cô liêu”; “không cầu”;“không chuyến đò” – Những hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn lẽ loi của con người trước vũ trụ bao la.

– Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

“Bèo giạt về đâu hàng nối hàng”

Nỗi buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại.

– Thời đại thơ mới – thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nỗi buồn đẹp”: “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu).

4. Những đặc sắc nghệ thuật

Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

+ Những hình ảnh mang nét đẹp cổ kính:. Nhan đề: 2 âm Hán – Việt. Câu thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn…gợi nhớ câu thơ Thôi Hiệu:“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Phương thức biểu đạt của thơ Đường: Vô hạn thiên nhiên đối lập với hữu hạn của con người, Cái nhất thời đối lập với cái vĩnh hằng

+ Thế giới bài thơ là thế giới thân thuộc của đồng quê, của non sông đất nước Việt Nam.

5. Chủ đề Bài thơ thể hiện nỗi bâng khuâng trước cảnh trời rộng sông dài của người lữ khách và bài thơ cũng là nỗi buồn thời đại, bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của Huy Cận.

Nói tóm lại là: Rõ ràng ai cũng nhận thấy rằng bài thơ vội vàng có nội dung chủ đạo là: lời thúc giục sống nhanh, sống để tận hưởng hết những thi vị của cuộc đời vì. Đó là tấm lòng yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết của tác giả. Trong từng câu thơ của ông, ta bắt gặp gặp được sự chuyển dời, sự trôi qua của thời gian…..dễ dàng là qua các từng ngữ chỉ thời điểm ví dụ như tháng giêng, tháng năm, mùa xuân…..v…v ..và hơn nữa là ở hình ảnh thơ…..”Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” ….v…v..

Từ đó, tác giả đã đưa ra quan niệm sống rất tích cực. Phân tích ở những đoạn nói về thời gian rõ nét ví dụ như:Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,..v…v….Tóm lại bạn hãy tìm những câu thơ có sự chuyển dời về thời gian để làm dẫn chứng cho bài luận, cả mạch thơ và đoạn thơ có một sự thống nhất sau đó đưa ra quan niệm sống đúng đắn mà tác giả muốn gửi gắm…v…v

Còn về bài thơ tràng giang có lẽ ta thấy ngay quan điểm: “Huy Cận là nhà thơ của không gian” là rất đúng đắn. Bởi vì ngay ở tiêu đề của tác phẩm…….Tràng giang đã gợi ra một không gian mênh mông rộng lớn. ” Tràng” là đọc chệch từ “trường” nhưng tại sao tác giả lại dùng từ “tràng” bởi vì dùng âm vần “ang” sẽ tạo được cảm giác ngân dài, mênh mang, vang vọng, ko gian lại càng mở ra rộng lớn hơn….Còn ở các câu thơ thì tác giả đưa ra những hình ảnh, những điểm nhìn ko gian từ bao quát đến chi tiết…….từ lớn đến nhỏ, hình ảnh vạn vật mở ra theo nhiều chiều, trên dưới, dọc, ngang. Nhờ đó mà người đọc, người nghe càng thấy không gian thêm rộng lớn.

Từ những phân tích riêng lẻ của hai tác phẩm trên, các em học sinh có thể so sánh cái tôi trong Vội vàng và Tràng giang có những điểm giống nhau nhưng lại vẫn rất khác biệt, vẫn rất riêng: Cảm nhận thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình yêu tuổi trẻ, tính thời cuộc của mỗi tâm tư…

Không chỉ so sánh cái tôi trong Vội vàng và Tràng giang, nhiều đề bài còn liên hệ cả 3 tác phẩm: vội vàng, tràng giang, đây thôn vĩ dạ bởi 3 tác phẩm đại diện cho 3 phong cách khác nhau trong cùng một thời kì đất nước còn đang lầm than, vất vả.

Để so sánh cái tôi trong Vội vàng và Tràng giang yêu cầu các em học sinh cần am hiểu về cả hai tác giả và tác phẩm từ đó mới có thể đứng ở vị trí của một đọc giả, một người đi sau so sánh và trân trọng từng cái tôi chung mà riêng của từng tác giả. Chúc các em làm bài tốt và luôn học tốt môn văn lớp 11.

Đề bài So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang là một đề bài khó cần có sự am hiểu và liên kết giữa hai tác giả, tác phẩm, Đọc tài liệu sưu tầm kiến thức bổ trợ để giúp các em giải quyết đề bài này.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post