Home Blog Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

0
Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, hệ thống kiến thức về bài thơ Đất nước ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

********

Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia

Sơ đồ tư duy Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Luận điểm 1: Ý nghĩa nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng

Luận điểm 2: Niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ tổ mất

Luận điểm 3: Cảnh đám tang gương mẫu.

Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp của Vũ Trọng Phụng giỏi ở chỗ phóng đại mà như không phóng đại, làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật, ông chú ý đến các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, khai thác triệt để nhằm gây nên những tràng cười có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện ra như một màn hài kịch sinh động, một bức biếm hoạ khổng lồ và chi tiết về cái xã hội tự xưng là thượng lưu, sang trọng ở Hà Nội thời đó đang phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại trước mắt mọi người.

Xem thêm nhiều bài mẫu: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Sơ đồ tư duy nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Luận điểm 1

: Nghệ thuật trào phúng là gì?

Luận điểm 2: Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

– Mâu thuẫn trào phúng được xây dựng thành công

– Nhân vật trào phúng

– Cảnh tượng trào phúng

Sơ đồ tư duy nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng thể hiện xuất sắc tài kế chuyện và nghệ thuật hoạt kê trong miêu tả. Cái tài của tác giả “Số đỏ” là đã phóng đại những bức chân dung biếm họa, những cảnh đời lố lăng theo thủ pháp của nghệ thuật trào phúng làm cho người ta cười mà thấy được bao sự thật chứa đựng ở trong đó; Chuyện kể đầy kịch tính với bao sự phi lí đến ghê người đã lật tung cái mặt nạ của bọn đạo đức giả!

Sơ đồ tư duy phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

Luận điểm 1: Cảnh tượng chung của đám tang

Luận điểm 2: Cảnh đưa đám lố bịch

Luận điểm 3: Đỉnh cao của đám ma là cảnh hạ huyệt

Sơ đồ tư duy phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia

Vũ Trọng Phụng đã tả đám ma cụ cố Tổ bằng nhiều nét hoạt ké, châm biếm sâu cay cái rởm đời của bọn thượng lưu tha hóa. Một đám ma to tát “một đám ma gương mẫu” nhưng chẳng qua là một đám rước xách. Có kiệu bát công lợn quay đi lọng. Có lốc bốc xoảng và bu dích. Có nhiều vòng hoa, 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Đúng là một đám ma tạp pí-lù “theo cái lối Ta, Tàu, Tây”. Bởi thế nên bầy con cháu thì hạnh phúc, còn “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu…”. Lấy cái phi lí để vạch trần cái lố lăng, đồi bại là một nét vẽ cực kì sắc sảo, độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ

Luận điểm 1: Hoàn cảnh xuất thân của Xuân tóc đỏ

Luận điểm 2:  Sự lưu manh hóa, tha hóa của Xuân tóc đỏ

Luận điểm 3: Yếu tố tác động, giúp đỡ Xuân trong quá trình lưu manh hóa

Luận điểm 4: Nhận xét chung về nhân vật

Sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ

Xuân Tóc Đỏ là nhân vật điển hình, nhân vật tập trung những tính cách tiêu biểu của nhiều loại người trong xã hội cũ, không ngại dùng thủ đoạn, giả dối để đạt được mục đích tiến thân. Sở dĩ tác giả Vũ Trọng Phụng để cho nhân vật Xuân Tóc Đỏ tiến thân thuận lợi nhờ những vận may đến không ngờ là vì môi trường xã hội vốn đen tối, mà trong xã hội ấy không được tạo lập trên những quan hệ chân thành giữa con người với con người mà đầy rãy những giả dối, lọc lừa đối phó lẫn nhau.

Sơ đồ tư duy phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Luận điểm 1: Những con người trong cảnh hạ huyệt

Luận điểm 2: Ý nghĩa về cảnh hạ huyệt

Sơ đồ tư duy phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Cảnh hạ huyệt là cao trào tập trung những mâu thuẫn đáng cười nhất. Tú Tân xuất hiện như nhà đạo diễn cuốn phim hài kiêm quay phim nhiếp ảnh, cùng bạn bè rầm rộ nhảy lên những ngôi mả như muốn đánh thức những linh hồn chết kia trở dậy để chứng kiến đám tang linh đình về người ông của hắn. Hắn bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy hoặc gục đầu hoặc cong lưng… cho đúng mốt hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… hợp thời trang để làm nên những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính.

Chất bi hài của cảnh khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông Phán mọc sừng, ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt. Nhưng thực ra đó là tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười nên không ra khóc mà cũng chẳng ra cười. Cuối cùng chỉ là những âm thanh méo mó: Hứt! Hứt! Hứt!… Ông thương cho người đã khuất chăng? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mắt mọi người. Thực ra ông ta rất mừng vì cụ Tổ chết và ông được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay ông dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ bạc năm đồng gấp làm tư để trả công cho hắn đã gọi ông là Phán mọc sừng trước người nhà vợ. Và cũng nhờ đó mà ông có thêm được món tiền lớn.

Kiến thức chung về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

I. Tác giả Vũ Trọng Phụng

– Vũ Trọng Phụng (1912-1939)

– Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, sống bếp bênh bằng nghề viết văn, viết báo

– Bản thân tuy học ít nhưng lại rất tài hoa, là người nhân hậu sống nề nếp, ghét cay ghét đắng cái xã hội nhố năng hiện tại

– Tiếc rằng con người tài hoa ấy lại yểu mệnh mất sớm vì bệnh lao

– Các tác phẩm chính:

+ tiểu thuyết: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê

+ phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô

– Phong cách nghệ thuật:

+ văn chương Vũ Trọng Phụng ngùn ngụt ngọn lửa căm phẫn đối với xã hội chó đểu

+ ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực

II. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

1. Thời điểm sáng tác, xuất xứ

– Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

– Tiểu thuyết này được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938

2. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời

– Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu

– Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt

3. Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia

Cụ tổ đã ngoài 80 mà vẫn cứ sống mãi, đám con cháu chí hiếu mong ngày mong đêm cụ tổ sớm quy tiên để chúng chia ra tài. Ước mong của đám con cháu đã thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ trong một lần nổi giận đã công khai tội hoang dâm của cô Hoàng Hôn- cháu gái cu tổ. Xuân làm việc này chỉ vì hợp đồng với ông Phán- chồng cô Hoàng Hôn. Ông Phán đã thuê Xuân quảng cáo mình là người chồng mọc sừng với giá mười đồng. Uất ức vì sự đồi bại của con cháu, sau 3 ngày ngắc ngoải, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán-mọc-sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết… cả bọn con cháu vô cùng sung sướng. Người chết được quan trên khám qua loa đã được khâm liệm, gần một ngày rồi mà chưa phát phục. Sau khi cụ bà đi thu xếp việc cưới chạy tang cho Tuyết không đi đến đâu, Văn Minh hứa là sẽ tìm cách cho Tuyết lấy chồng một cách danh giá thì cụ cố Hồng mới cho phát phục. Bầy con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ Ngây thơ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố khi vợ chồng Typn, bà Phó Đoan và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,… Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông pháp mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy…

4. Giá trị nội dung

– Qua đoạn trích tác giả phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng

5. Giá trị nghệ thuật

– Ngòi bút trào lộng,nghệ thuật châm biếm sâu sắc bén qua cái nhìn độc đáo, sâu sắc của tác giả

Ngoài sơ đồ Hạnh phúc của một tang gia trên đây, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu học tập hữu ích sau:

  • Tổng hợp các đề liên hệ Hạnh phúc của một tang gia
  • Tuyển tập mở bài Hạnh phúc của một tang gia

********

Trên đây là sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, hệ thống kiến thức về bài Hạnh phúc của một tang gia gắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post