Home Blog Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

0
Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật do THPT Sóc Trăng biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

********

Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sơ đồ tư duy phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Luận điểm 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính – biểu tượng cho hiện thực tàn khốc của chiến tranh.

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Luận điểm 2: Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, phẩm chất cao đẹp

Những người chiến sĩ ngồi trong buồng lái mà ngồi có kính chắn gió, đối mặt trực tiếp với thiên nhiên, trời đất bên ngoài. Nhà thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh và điệp ngữ, cùng nhịp thơ nhanh, nhịp nhàng, đều đặn, giúp người đọc dễ dàng hình dung đến nhịp bánh xe trên đường ra chiến trường. Những hình ảnh, sự vật cũng như cảm xúc mà các chiến sĩ nhìn thấy, trải qua thể hiện sự bình thản, ung dung với những nguy hiểm của bom đạn chiến tranh. Họ bình tĩnh, thản nhiên nên mới có thể nhìn rõ đủ đầy từ gió, con đường, cánh chim…hay là cả sao trời. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi cho ta liên tưởng đến con đường ra mặt trận, cũng như sự nguy hiểm ở phía trước, nhưng các chiến sĩ vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua.

Xem thêm dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay: Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sơ đồ tư duy hình tượng những chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Luận điểm 1: Hình tượng chiếc xe không kính là hình ảnh thực

Luận điểm 2: Hình tượng chiếc xe không kính gợi sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh

Luận điểm 3: Hình tượng chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe

Sơ đồ tư duy hình tượng những chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình ảnh những chiếc xe không kính gây ấn tượng khác lạ và độc đáo ban đầu nơi người đọc qua cách đặt nhan đề của Phạm Tiến Duật: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nhan đề khá dài, có vẻ như có chỗ thừa nhưng chính cái điểm ấy mà tạo nên cái độc lạ, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Tác giả đã thêm vào nhan đề tác phẩm hai chữ “bài thơ”, điều đó cho thấy được chất thơ trong bài thơ, đồng thời cho thấy được cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực khốc liệt của chiến tranh về những chiếc xe không kính do bom rơi, đạn lạc. Và với cách đặt nhan đề bài thơ như vậy, Phạm Tiến Duật cũng muốn nhấn mạnh đến những chiếc xe không kính trong khói lửa chiến tranh chỉ có ở chiến trường miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ có rất nhiều, rất đông trở thành cả một “tiểu đội xe không kính”. Từ đó, nhà thơ làm nổi bật lên sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi và trẻ trung của người lính khi lái những chiếc xe không kính bon bon ra chiến trường. Cho nên, ngay nhan đề thơ đã gợi mở chủ đề, tạo được giọng điệu, sắc thái thẩm mĩ riêng cho toàn bộ bài thơ: hóm hình, tươi vui, tinh nghịch, rất lính tráng.

Sơ đồ tư duy so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Luận điểm 1: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”

Luận điểm 2: Cảm nhận về người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Luận điểm 3: Những điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Sơ đồ tư duy so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thế nhưng, những người lính ấy, dù trong thời kì nào thì cũng có những nỗi nhớ không nguôi về quê nhà. Sống giữa chiến trường với tình đồng chí thiêng liêng, lòng những người nông dân bỗng quặng thắt mỗi khi hình ảnh mẹ già, vợ dại, con thơ hiện về. Họ cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến ruộng đồng bỏ không cỏ dại, gian nhà trống vắng lại càng cô đơn.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Người lính chống Mĩ lại khác, nỗi nhớ của họ là sự vấn vương nơi mái trường, là sự nuối tiếc những trang vở còn tinh tươm. Họ buồn vì phải khép lại ước mơ rực rỡ trên hành trình đi đến tương lai. Nhưng họ hiểu rằng trách nhiệm với quê hương vẫn còn đó, nên họ quyết tâm chiến đấu hết mình. Họ biến con đường ra trận thành ngôi nhà chung gắn kết những trái tim vì tinh thần chống giặc ngoại xâm làm một.

“Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời,

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

Xem dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sơ đồ tư duy đóng vai người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Luận điểm 1: Giới thiệu bản thân

Luận điểm 2: Kể về những gian khổ, kỷ niệm mà “tôi” đã phải trải qua trong chiến tranh cùng những chiếc xe không kính

Luận điểm 3: Kể về tình cảm anh em, đồng chí trong những ngày gian khổ

Sơ đồ tư duy đóng vai người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Năm ấy, phát hiện tuyến đường huyết mạch Trường Sơn, quân Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt. Chúng rải thảm bom đạn nhằm ngăn chặn dòng tiếp viện. Con đường bị cày xới dữ dội. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh.

Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa kính bị hơi bom ép vỡ. Đèn pha cũng bị cháy. Thùng xe lỗ rỗ vết bom. Mui xe bị đánh bật quang mất từ bao giờ. Sau những chuyến đi trở về, xe của chúng tôi bị biến dạng ghê gớm.

Thế nhưng, chúng tôi không hề nản lòng. Các đồng chí động viên nhắc nhở nhau cùng hứa sẽ giữ vững tay lái, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chúng phá đường thì ta sửa. Chúng đánh ngày thì ta chạy đêm. Những đoàn xe lại nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Tuyến đường Trường Sơn như sợi chỉ thần kí nối liền miền Nam, miền Bắc. Nơi đâu cũng nhộn nhịp bóng người. Có thể nói, mọi sức mạnh đều tập trung về đây để bảo vệ tuyến đường, bảo vệ mạch máu của dân tộc.

Ngồi trong những chiếc xe không kính, cả bầu trời như đến gần với tôi. Dù trời không có gió nhưng hề xe chạy thì gió cứ thế mà lùa vào ào ạt. Gió thổi xoát mặt, cay xè cả hai mắt, thổi bồng mái tóc của chúng tôi. Cứ mỗi lần bước ra khỏi buồng lái là tóc tôi dựng ngược hẳn lên như vừa được bôi một thứ keo dán tóc nào đó.

Xem chi tiết: Đóng vai người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Tác giả Phạm Tiến Duật

– Phạm Tiến Duật (1941- 2007)

– Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.

+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.

+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

+ 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì

+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…

– Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”

II. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

2. Bố cục

– Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

– Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

– Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

– Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

3. Giá trị nội dung

Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

4. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn

Xem thêm: Thuyết minh Bài thơ về tiểu đội xe không kính

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Khổ 1+2 : Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính

– 2 câu thơ đầu: nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính, đường hoàng đĩnh đạc, dám nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ không hề run sợ né tránh

– 4 câu thơ tiếp theo:

+ Phép nhân hóa “gió vào xoa” “con đường chạy” , ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng”

⇒ tả thực cảm nhận của người lính với thế giới bên ngoài

+ “Thấy con đường chạy thẳng vào tim” : tốc độ trên chiếc xe đang lao vun vút ra mặt trận

⇒ con đường ấy còn là con đường giải phóng miền Nam, con đường của trái tim nồng nàn yêu nước

⇒ Chiến tranh tuy khốc liệt nhưng người lính vẫn cảm nhận bằng một tâm hồn trẻ trung đầy lãng mạn, qua khung cửa, mọi vật dường như cũng muốn theo người lính ra chiến trường.

⇒ chất thơ của cuộc chiến đấu

2. Khổ 3+4: Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

– 2 câu thơ đầu khổ 3+ 2 câu thơ đầu khổ 4:

+ Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết ở Trường Sơn: “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa xối”

+ Nhưng sáng ngời ở họ vẫn là sự anh dũng đón nhận những khắc nghiệt “không có… ừ thì”: thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy gian khó, coi đó như một yếu tố tất yếu trong cuộc sống chiến đấu

– 2 câu thơ cuối khổ 3+ 2 câu thơ cuối khổ 4:

+ Người lính đối mặt với khó khăn gian khổ bằng giọng cười “ha ha”

⇒ Thái độ lạc quan

+ Các từ láy tượng hình tượng thanh “ha ha”, “phì phèo” ẩn dụ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của các anh

⇒ Đây là vẻ đẹp trong tâm hồn các anh, là chất thơ vút lên từ hiện thực chiến đấu thật đáng ngợi ca và trân trọng

3. Khổ 5+6: Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết

– 4 câu thơ khổ 5:

+ “Đã về đây họp thành tiểu đội” : Những chiếc xe từ gian khổ hiểm nguy cùng chung một nhiệm vụ nên đã tập hợp thành “tiểu đội xe không kính”

+ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết chân thực nhưng rất hóm hỉnh, qua cái bắt tay, người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, trao cho nhau tình đồng chí, đồng đội thắm thiết

– 2 câu thơ đầu khổ 6:

+ “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”: chiến tranh buộc họ phải dựng bếp ăn giữa “trời”, nhưng họ vẫn ung dung và coi đó như một lẽ tự nhiên

+ “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Chính tình đồng chí đồng đội đã hóa gia đình, cách người lính lái xe định nghĩa về gia đình thật giản dị và độc đáo

⇒ Hai tiếng “gia đình” thật thiêng liêng chan chứa tình cảm, họ truyền cho nhau sức mạnh để chiến đấu

– 2 câu thơ cuối khổ 6:

+ Điệp ngữ “lại đi” kết hợp với nhịp thơ: nhịp bước hành quân của các anh đến với những chặng đường mới

+ Hình ảnh “trời xanh thêm” : ý nghĩa tượng trưng sâu sắc thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, chan chứa hi vọng, đó còn là hoán dụ chỉ hòa bình

4. Khổ 7: Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

– 2 câu đầu: Vẫn là những khó khăn nhưng giờ đây được tăng thêm gấp bội “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”: khó khăn tăng thêm như cản đi bước chân của người chiến sĩ

– 2 câu cuối

+ Lời khẳng định: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”: Lời khẳng định chắc nịch bất chấp mọi gian khổ, khó khăn

+ “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”: Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thàn, dũng cảm

Xem thêm một số tài liệu tham khảo về Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

  • Nghị luận Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Ý nghĩa nhan đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

*********

Trên đây là sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, hệ thống kiến thức về Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học tốt môn Ngữ Văn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post