Home Tin tức Quả Muỗm Là Quả Gì ? Quả Muỗm Và Quả Xoài Có Khác Nhau Không?

Quả Muỗm Là Quả Gì ? Quả Muỗm Và Quả Xoài Có Khác Nhau Không?

0
Quả Muỗm Là Quả Gì ? Quả Muỗm Và Quả Xoài Có Khác Nhau Không?

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã mang đến cho nước ta sự đa dạng thời tiết giữa các vùng miền, kéo theo sự phong phú về các loại hoa quả.Trong đó, quả muỗm và quả xoài thường khiến người ta hay nhầm lẫn bởi kiểu dáng và hương vị khá giống nhau. Vậy quả muỗm là quả gì? Cách phân biệt quả muỗm với quả xoài ra sao? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay dưới đây nhé!

Xem thêm: Đàn Ông Vượng Tử Là Gì

Quả Muỗm Là Quả Gì ? Quả Muỗm Và Quả Xoài Có Khác Nhau Không?
Quả Muỗm Là Quả Gì ? Quả Muỗm Và Quả Xoài Có Khác Nhau Không?

Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm là quả gì?

Quả muỗm là một bộ phận của cây xoài hôi, hay biết đến với cái tên cây muỗm, cây quéo. Đây là loài thực vật thuộc họ Đào lộn xộn (Anacardiaceae), có tên khoa học là Mangifera foetida Lour. Loại cây này thường xuất hiện phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

Đặc điểm cơ bản của cây muỗm

  • Bộ phận thân cây to, cao tầm 15 đến 20m.
  • Lá cây mọc đơn nguyên, so le và thuôn dài. Mặt lá nhẵn và bóng mịn.
  • Hoa màu trắng, kích thước nhỏ và mọc từng chùm kép ở ngọn cành. Lá đài hoa hình bầu dục, nhọn, cánh hoa có hình mũi mác hẹp và độ dài gấp 3 lần lá đài. Thông thường, một nhị sẽ sinh sản dài bằng cánh hoa và những nhị còn lại ngắn hơn 1 tý.
  • Quả muỗm hình thận bé, vị chua hơn quả xoài và khi chín có màu vàng mọng nước.
  • Quả muỗm có 2 thời vụ thu hoạch chính: Giai đoạn 1 là tháng 12-3, 5-7 và giai đoạn 2 là tháng 3-6, 10-11.

Phân biệt quả muỗm và quả xoài 

Thực tế, 2 quả này cùng thuộc họ Đào lộn hột nhưng chúng thuộc 2 loại cây khác nhau nên sẽ có những đặc điểm khác nhau tương ứng như sau:

Phân biệt quả muỗm và quả xoài 

Sự khác nhau giữa quả muỗm và quả xoài

Về kích thước quả

Quả xoài có kích thước và hình dáng to, tròn còn quả muỗm khá nhỏ và hơi nhọn ở đuôi.

Hương vị quả

Quả muỗm có vị chua, ít được dùng để ăn vặt và ở một số vùng thì muỗm non được sử dụng để nấu canh chua hoặc muối chua chuyên ăn kèm. Ngược lại, quả xoài lại được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, một loại hoa quả để tráng miệng sau bữa ăn.

Phân loại quả

Quả muỗm chỉ có 1 loại duy nhất và đa phần mọc hoang giống cây dại. Còn đối với quả xoài lại rất đa dạng, bởi chúng không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống bình thường mà còn những tiêu chuẩn cao hơn như độ giòn, ngọt, màu sắc bắt mắt,…Do đó, quả xoài hiện nay được nghiên cứu tạo ra nhiều giống cây có ưu thế nhất.

Tên gọi

Đối với quả muỗm còn có một số tên như xoài muỗm, quả quéo,…Quả xoài sẽ mang những tên gọi tương ứng đặc điểm giống cây và địa điểm trồng cây  như xoài trứng, xoài cát, xoài Thái, xoài tím, xoài thượng,…

Về giá trị

Quả muỗm không có giá trị kinh tế, chúng chỉ được xem là cây dại mọc ven đường hoặc xuất hiện tại vườn của một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Ngoài ra, cây muỗm cũng trở thành cây cổ thụ, mang giá trị tinh thần cao ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, quả xoài lại mang giá trị vật chất cao. Chúng được trồng phổ biến và đa dạng, nhằm tạo ra lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của con người hoặc đẩy mạnh xu hướng xuất khẩu hoa quả của nước ta ra thị trường nước ngoài. Một số loại xoài nổi tiếng như xoài Yên Châu, xoài cát Hòa Lộc,…

Đặc điểm thân cây 

Cây muỗm thường sở hữu kiểu dáng và thân cây cao lớn, lá cây muỗm cũng có bản dài, nhỏ và nhọn hơn lá xoài. Ngược lại, đa số cây xoài hiện nay lại có thân cây nhỏ và dễ dàng cho việc thu hoạch quả.

Xem thêm: Cv Là Viết Tắt Của Từ Gì

Một số lưu ý khi ăn quả muỗm

Một số kết luận được đưa ra để nhận định về thành phần có trong quả muỗm sẽ có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc ăn quả muỗm trong một số trường hợp không hợp lý sẽ gây phản tác dụng như sau:

Một số lưu ý khi ăn quả muỗm

Lưu ý những trường hợp không nên ăn quả muỗm

  • Khi đói bụng: Do tính chất về hương vị khá chua, nên việc ăn quả muỗm khi cơ thể chưa được nạp năng lượng sẽ khiến dạ dày bị kích thích, tiết ra nhiều dịch vị hơn so với bình thường. Từ đó gây ra hiện tượng đau bụng âm ỉ, ngộ độc, mệt mỏi,…
  • Dễ bị dị ứng: Trong quả muỗm có chứa những thành phần dễ gây mẫn cảm đối với những người thường có cơ địa dễ kích ứng. Biểu hiện dễ nhận thấy đó chính là ngứa quanh miệng, ngứa hốc mắt, nổi mẩn đỏ khắp người,…
  • Mắc các bệnh liên quan về hô hấp: Quả muỗm có thuộc tính bình, với người bị hen suyễn khi ăn loại quả này sẽ dễ dẫn đến tái phát tình trạng bệnh. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh sẽ bị gia tăng mức độ nguy hiểm nhanh chóng.

Những công dụng của quả muỗm

Hiện nay, cây muỗm nói chung và quả muỗm nói riêng ngoài những giá trị tinh thần sâu sắc thì chúng đều sở hữu những công dụng bất ngờ giúp chữa trị hiệu quả một số bệnh. Trong Y học Cổ Truyền, muỗm được xem là một vị thuốc quý và được ứng dụng phổ biến tại các cửa hàng thuốc đông y:

Những công dụng của quả muỗm

  • Đối với vỏ thân cây muỗm: Chúng có chứa chất Cortex Mangifera Foetida cho khả năng làm se lỗ chân lông, giúp làn da săn chắc và khỏe mạnh bởi những tác động gây lên của ánh sáng mặt trời hay thành phần độc hại của mỹ phẩm giả.
  • Đối với vỏ của quả muỗm: Có thể sử dụng để chữa đau răng hoặc chứng ỉa chảy hay gặp ở trẻ nhỏ. Mỗi ngày, bạn có thể nấu vỏ muỗm dạng đặc sệt, ngâm rượu hoặc ngậm trực tiếp từ 10-20g. Việc duy trì sử dụng thường xuyên từ 4-5 ngày, đồng thời kết hợp dùng rễ cây Xuyên tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả nhanh chóng.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết về quả muỗm là quả gì. Do đó, để bổ sung thêm cho bản thân thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc truy cập website của chúng tôi mỗi ngày nhé!

Rate this post