Home Âm nhạc Phân Biệt Cảm Biến Phát Hiện Dòng Chảy Và Cảm Biến Nước

Phân Biệt Cảm Biến Phát Hiện Dòng Chảy Và Cảm Biến Nước

0
Phân Biệt Cảm Biến Phát Hiện Dòng Chảy Và Cảm Biến Nước

Chúng ta rất thường nhầm lẫn giữa cảm biến phát hiện dòng chảy và cảm biến có nước – mất nước. Bởi hai loại cảm biến này đều được sử dụng để ngắt bơm. Tuy nhiên về ứng dụng thì lại rất khác biệt nhau. Trong một số trường hợp thì cảm biến có nước – mất nước có thể thay thế cho cảm biến phát hiện dòng chảy nhưng ngược lại thì không thể. Tại lại có trường hợp như thế. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Chọn cảm biến phát hiện dòng chảy như thế nào ?

Trước khi chọn cảm biến phát hiện dòng chảy. Đầu tiên chúng ta cần phân biệt rõ giữa công tắc dòng chảy và cảm biến dòng chảy khác nhau như thế nào. Bởi hai loại này có thiết kế, cấu tạo hoàn toàn khác nhau nhưng có công năng gần giống như nhau.

Công tắc dòng chảy ( Flow switch )

cộng tắc dòng chảy cơ

Công tắc dòng chảy còn được gọi là Flow Switch hay relay lưu lượng nước. Được sử dụng để báo khi có dòng chảy đi qua. Loại công tắc dòng chảy này hoạt động ngay cả khi không có nguồn. Thiết kế hoàn toàn cơ học nên rất thuận tiện cho người thích đơn giản, không cần cài đặt gì nhiều.

Ưu điểm :

  • Dể sử dụng
  • Không cần cấp nguồn
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm :

  • Mau hư do lá thép khá mỏng
  • Không dùng được cho lưu lượng lớn & áp suất lớn
  • Điều chỉnh được dòng chảy nhưng không chính xác

Nếu bạn chỉ cần 1 cảm biến đơn giản dể sử dụng với chi phí thấp thì relay lưu lượng nước loại cơ này phù hợp nhất. Tuy nhiên nếu bơm nước hay chất lỏng của bạn giá trị cao tôi khuyên bạn nên chọn một loại cảm biến phát hiện dòng chảy cao cấp hơn để bảo vệ máy bơm khi hết nước.

Cảm biến dòng chảy

cảm biến phát hiện dòng chảy điện tử

Cảm biến dòng chảy được gọi là công tắc bảo vệ máy bơm khi hết nước. Thiết kế hoàn toàn nguyên khối, cài đặt bằng bút từ cảm ứng để điều chỉnh lưu độ nhạy của lưu lượng nước đi qua. Từ đó xuất ra một tín hiệu relay để đóng ngắt bơm khi hết nước.

Chúng ta có thể điều chỉnh bất kỳ một lưu lượng nào trong khoảng 1-150cm/s. Độ chính xác cao đáp ứng ngay lập tức khi có sự thay đổi theo cài đặt. Relay lưu lượng nước TFS-35 được sử dụng trong các nhà máy sữa, bia, nước giải khát.

Ưu điểm công tắc dòng chảy điện tử :

  • Độ chính xác cao
  • Tuổi thọ rất cao so với loại cơ
  • Cài đặt bằng cảm ứng cho chính xác theo lưu lượng đi qua
  • Lắp đặt dể dàng
  • Có nhiều mức cho chúng ta hiệu chỉnh

Nhược điểm :

  • Giá cao
  • Cần có một tí kiến thức về điện để cài đặt và sử dụng

Bất cứ loại cảm biến nào cũng có ưu nhược điểm khác nhau. Sử dụng đúng thiết bị cho từng ứng dụng khác nhau mang tới hiệu quả cao & tiết kiệm chi phí.

Phân biệt cảm biến phát hiện nước và cảm biến phát hiện dòng chảy

Với nhu cầu báo có nước và hết nước trong đường ống để đóng ngắt bơm thì chúng ta có hai loại cảm biến có thể đáp ứng được. Cảm biến phát hiện nước và công tắc dòng chảy đều có thể làm được điều này.

Nhưng, có sự khác biết khá lớn. Chúng ta cùng xem sự khác nhau để xem loại nào phù hợp nhất với ứng dụng của mình & chọn cho chính xác.

Cảm biến có nước – mất nước

cảm biến có nước mất nước

Cảm biến có nước mất nước phát hiện nước thông qua nguyên tắc điện dung. Điều này có nghĩa rằng, chỉ cần có nước chạm vào cảm biến thì nó sẽ xuất ra tín hiệu để báo có nước. Ngược lại nếu không có nước thì sẽ không xuất ra tín hiệu.

Trên cảm biến sẽ có một đèn báo, khi chạm nước thì đèn sáng & xuất ra một tín hiệu relay. Ngược lại khi mất nước thì đèn báo tắt & mở relay ra.Thông qua việc đóng mở relay chúng ta dể dàng sữ dụng để điệu khiển đóng ngắt bơm khi cần.

Bơm nước cần phải ngắt khi trong đường ống không có nước. Cảm biến phát hiện nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bơm.

Truy nhiên, trong trường hợp ống nước luôn chưa nước nhưng không có dòng chảy thì chúng ta phải dung tới công tắc phát hiện dòng chảy.

Cảm biến phát hiện dòng chảy

cảm biến phát hiện dòng chảy

Công tắc phát hiện dòng chảy điện tử hoạt động dựa vào nguyên tắc khi có dòng chảy tác động vào đầu Flow switch thì mới xuất ra tín hiệu relay. Dù trong đường ống có nước hay không thì cảm biến cũng không thay đổi trạng thái nếu không có dòng chảy.

Trong một số trường hợp khi bơm chưa hoạt động nhưng nước luôn có trong đường ống. Nếu chúng ta sử dụng cảm biến phát hiện nước thì nó báo hoàn toàn sai dể dẩn đến cháy bơm vì dùng sai ứng dụng.

Cảm biến dòng chảy hoạt động hoàn toàn khác so với cảm biến phát hiện nước. Chúng ta cần phân biệt giữa nhu cầu phát hiện có nước trong đường ống hay phát hiện dòng chảy trong đường ống để chọn đúng loại cảm biến.

Như vậy, công tắc dòng chảy được sử dụng để phát hiện dòng chảy của nước trong đường ống. Dù có nước nhưng không có dòng chảy thì cảm biến cũng không có tắc động. Ngược lại, cảm biến phát hiện nước thì chỉ cần có nước là cảm biến sẽ báo, không có nước thì không báo.

Rate this post