Home Âm nhạc Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ | Học Điện Tử

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ | Học Điện Tử

0
Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ | Học Điện Tử

Hiện nay, cảm biến nhiệt độ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ công nghiệp cho đến dân dụng. Đối với các lĩnh vực liên quan dân dụng có thể kể đến như nhiệt kế, điều hòa hay nồi cơm điện đều có gắn cảm biến nhiệt độ. Vậy nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ là gì? Hãy cùng homecare24h tìm hiểu về nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ trong bài viết này nhé.

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ là gì?

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ. Hiên nay có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ khác nhau với độ chính xác khi đo cũng chênh lệch rất nhiều. Do vậy, tùy vào từng yêu cầu cảm biến nhiệt khác nhau sẽ dùng những loại cảm biến nhiệt cũng khác nhau. Tuy nhiên, các cảm biến nhiệt độ có khả năng đo càng chính xác thì dải nhiệt thường thấp và ngược lại.

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ là dựa trên đặc tính của nguồn nhiệt tác động đến các yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài đó sẽ được đo lại và chuyển thành tín hiệu điện truyền vào mạch xử lý tín hiệu. Mạch xử lý tín hiệu điện sẽ đối chiếu tín hiệu này và đưa ra kết quả tương ứng trên màn hình.

Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu, bạch kim có điện trở 100 Ω ở điều kiện 0oC. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của bạch kim cũng tăng và ngược lại. Từ việc đo sự thay đổi điện trở của bạch kim chúng ta có thể đối chiếu để tính được nhiệt độ của nguồn nhiệt tác động vào bạch kim.

Thêm một ví dụ nữa về nhiệt kế để các bạn hiểu hơn về nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ. Nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt hiện nay có loại nhiệt kế thường và loại nhiệt kế quang. Loại nhiệt kế thường được thiết kế có hình dạng giống như nhiệt kế thủy ngân và đầu của nhiệt kế được bọc kim loại. Khi dùng để kẹp nhiệt độ, đầu kim loại này sẽ bị nóng lên và mạch điện tử bên trong nhiệt kế sẽ đo điện trở của đầu kim loại này sau đó quy đổi ra nhiệt độ cơ thể hiển thị trên màn hình led. Đối với nhiệt kế quang là loại chỉ cần hướng về phía trán sau đó bấm nút là có kết quả luôn. Thực tế loại nhiệt kế này thu nhận tần số sóng nhiệt phát ra từ khu vực trán sau đó sẽ chuyển thành tín hiệu điện truyền vào mạch bên trong máy. Tín hiệu này cũng được đối chiếu và tính toán để đưa ra kết quả trên màn hình led.

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ
Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ

Một vài đồ gia dụng quen thuộc có cảm biến nhiệt độ

Nồi cơm điện: Nồi cơm điện là một trong những đồ gia dụng rất quen thuộc trong gia đình có gắn cảm biến nhiệt độ. Cảm biến này rất quan trọng giúp cơm chuyển từ chế độ nấu sang chế độ ấm (warm) giúp nồi cơm điện có thể nấu cơm được một cách tự động.

Nhiệt kế điện tử: như đã giới thiệu bên trên rồi, nhiệt kế điện tử có thể đo thân nhiệt của con người mà không cần dùng đến loại nhiệt kế thủy ngân rất dễ rơi vỡ nhờ cảm biến nhiệt độ.

Điều hòa: điều hòa nhiệt độ chắc chắn là một đồ gia dụng rất quen thuộc và cần thiết trong mùa nóng. Bên trong điều hòa nhiệt độ có cảm biến nhiệt độ giúp máy tự ngắt khi nhiệt độ phòng đạt đến mức yêu cầu và nó còn được ứng dụng trong nhiều tính năng khác của điều hòa.

Tủ lạnh: tủ lạnh chắc chắn cũng là đồ gia dụng có cảm biến nhiệt độ. Khi độ lạnh đạt được mức cài đặt, tủ lạnh sẽ tự động ngắt hoặc chuyển qua chế độ khác giúp tiết kiệm điện hơn cho gia đình bạn.

Cảm biến nhiệt bán dẫn
Cảm biến nhiệt bán dẫn

Ngoài các vật dụng trên, rất nhiều đồ gia dụng khác cũng được trang bị cảm biến nhiệt độ như lò vi sóng, lò nướng, máy sấy thực phẩm, máy sấy hoa quả, … Từ đây có thể thấy cảm biến nhiệt độ rất quan trọng trong các đồ dùng công nghệ cao và thường cảm biến nhiệt có độ chính xác cao sẽ có giá thành đắt hơn cảm biến nhiệt độ có độ chính xác thấp.

Rate this post