I – Khái niệm cơ bản về dòng điện
1. Cấu trúc nguyên tử :
Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là – Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron. – Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân . – Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trơqr thành các điện tử tự do. – Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.
2. Bản chất dòng điện và chiều dòng điện.
Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện – Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion. – Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử – đi từ âm sang dương
3. Tác dụng của dòng điện
Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :