Bạn đang tìm kiếm tài liệu văn mẫu nghị luận về ý kiến “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý…” ? Không cần tìm thêm nữa THPT Sóc Trăng giới thiệu đến các bạn bộ tài liệu dàn ý chi tiết giúp bạn định hướng nội dung và làm bài tốt hơn.
Đề bài: Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, Hoài Thanh có viết: “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung“.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào “Truyện Kiều” hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và lý giải vì sao Nguyễn Du có được những thành tựu ấy.
Bạn đang xem: Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý
Dàn ý chi tiết nghị luận Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý
I. Mở bài:
– Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề
– Trích dẫn ý kiến: “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung“.
II. Thân bài
1. Giải thích ý kiến Hoài Thanh
a. Giải thích các hình ảnh so sánh
– “Hòn ngọc quý” cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt: ngôn ngữ “Truyện Kiều” đẹp đẽ đến mức hoàn thiện.
– “Tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”: ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hoá.
b. Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ “Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh: Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca.
2. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
– “Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau, thậm chí đối lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn liếng ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện, tâm trạng
a. Tả người
– Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật qua vài nét miêu tả ngoại hình, lời nói… của Thuý Vân, Thuý Kiều, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải.
– Tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng và bút pháp cụ thể hóa
b. Tả cảnh: tả cảnh thiên nhiên
c. Tả tâm trạng
– Nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều: nhớ người yêu, nhớ cha mẹ.
d. Những điểm tinh vi tế nhị của ánh trăng, cảnh chiều, lòng người,… trong từng hoàn cảnh, tình huống.
3. Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
a. Nguyễn Du đã kế thừa, phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt
– Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
– Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài, từ hệ thống thuật ngữ, khái niệm triết học của Lão – Trang, Phật, Nho đến nguồn điển cố, thi liệu giàu có, phong phú của văn học Trung Quốc.
– Dù tiếp thu từ truyền thống hay từ ngoại lai, Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo độc đáo.
b. Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập trau dồi.
Với sự học hỏi và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, ngôn ngữ Truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật, đưa Nguyễn Du lên vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển, đồng thời để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá trong vận dụng và sáng tạo nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
III. Kết bài:
– Hàng trăm năm qua Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc, chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc bởi nội dung phong phú và sâu sắc, chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
>>> Đọc thêm:
- Truyện Kiều là bản cáo trạng lên án một xã hội bất nhân chà đạp con người
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Dựa trên những gợi ý chi tiết trong phần dàn ý trên đây, hi vọng các bạn đã có những ý tưởng xây dựng nội dung bài nghị luận bàn về ý kiến Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cho riêng mình. Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao !
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về ý kiến: Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không hề thay đổi, thêm bớt một tí gì…
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục