Home Tin tức Mẫu chuyện ngắn về bác và bài học kinh nghiệm

Mẫu chuyện ngắn về bác và bài học kinh nghiệm

0
Mẫu chuyện ngắn về bác và bài học kinh nghiệm

Chia sẻ 3 Mẫu truyện ngắn về Bác hay nhất và bài học kinh nghiệm được rút ra từ mẫu truyện

Bác Hồ một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là tấm gương sáng cho toàn dân noi theo với những đức tính cao quý của một nhà lãnh đạo như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư …. Có rất nhiều câu chuyện kể về đức tính cao quý của Bác và từ những câu chuyện đó ta học tập được rất nhiều điều từ Bác Hồ.

Câu chuyện thứ 1: Bài học về sự tiết kiệm

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rôn, nhòe nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực. Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.
Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Mẫu chuyện ngắn về bác

Bài học kinh nghiệm rút ra:

Từ câu chuyện trên ta có thể thấy rằng Bác Hồ luôn nghĩ cho mọi người Bác sống tiết kiệm và không muốn lãng phí bất kì điều gì dù là nhỏ nhặt kể cả giấy in. Bác muốn tiết kiệm là vì đất nước lúc bấy giờ đang rất khó khăn Bác muốn giúp ích hơn cho nhân dân cho đất nước không muốn lãng phí vào những điều Bác nghĩ là không cần thiết. Ta có thể học được từ Bác đức tính tiết kiệm vì tiết kiệm sẽ giúp ích cho ta rất nhiều điều. Bác chính là tấm gương sáng cho toàn dân noi theo.

Câu chuyện thứ 2:  Chú ngã có đau không

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
– Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
– Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
– Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
– Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

Bài học kinh nghiệm rút ra:

Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, Bác có một tình yêu thương vô bờ đối với dân tộc với đồng bào. Đối với các chiến sĩ Bác dành cho họ sự quan tâm như một người cha già quan tâm đến những đứa con của mình. Dù trời giá rét nhưng khi biết có một chiến sĩ bị ngã Bác liền chạy đến hỏi han và quan tâm mà quên mặc cả áo choàng và vì vội vã mà quên mang cả guốc. Tình thương của Bác đối với các chiến sĩ đã khiến cho mọi người thêm yêu và trân quý vị cha già của dân tộc. Từ câu chuyện trên ta có thể thấy rằng trong cuộc sống chúng ta tình yêu thương, sự quan tâm là rất quan trọng vì vậy hãy cho đi tình yêu thương, sự quan tâm của bạn đối với mọi người dù là xa lạ hay thân quen thì sau này bạn sẽ nhận lại được hơn rất nhiều lần.

Câu chuyện thứ 3: Thời gian quý báu lắm

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “ Trông giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”. Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:

  • Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:

  • Chú đến muộn mấy phút?
  • Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
  • Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây

Bài học kinh nghiệm rút ra:

Qua câu chuyện trên ta học được một điều là phải biết quý trọng thời gian. Vì thời gian được ví như vàng bạc, thời gian là một thứ mà không ai có thể làm ra được, một khi thời gian trôi qua thì sẽ không bao giờ quay trở lại được. Vì vậy mỗi con người sống đều phải biết tiết kiệm thời gian vì có thời gian ta có thể làm ra tất cả, nhưng tất cả không thể mua được thời gian. Bác Hồ là một người rất biết quý trọng thời gian vì trong thời chiến mỗi một giây phút trôi qua có thể ảnh hưởng rất nhiều đối với đất nước, ảnh hưởng đến sinh mạng của các chiến sĩ vì vậy dù là một giây phút cũng không thể để nó trôi qua một cách vô ích.

Từ khóa tìm kiếm mẫu chuyện về bác và ý nghĩa

mẫu chuyện ngắn về bác
mẫu chuyện về bác
những mẫu chuyện về bác và bài học kinh nghiệm
mau chuyen ve bac
những câu chuyện ngắn về bác
những mẫu chuyện ngắn về bác
kể chuyện bác hồ
120 mẫu chuyện về bác

3.9/5 - (10 bình chọn)