Home Blog Lộ trình học lập trình C từ A tới Z cho người mới bắt đầu

Lộ trình học lập trình C từ A tới Z cho người mới bắt đầu

0
Lộ trình học lập trình C từ A tới Z cho người mới bắt đầu

Học lập trình C là một bước cơ bản nhất để các bạn tiếp cận tới lập trình nhúng, hoặc cũng có thể làm bước đệm để sau này học các ngôn ngữ khác như C#, JAVA, Python, JS…

Cá nhân mình thấy ngôn ngữ C là một ngôn ngữ lập trình không thể thay thế, mặc dù được phát minh từ rất lâu, thế nhưng vị thế của ngôn ngữ C trong nghành lập trình vẫn rất lớn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về ngôn ngữ C và lộ trình học nhé.

Lịch sử ra đời của lập trình C

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành một những ngôn ngữ phổ dụng nhất. C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưa chuộng nhất để viết các phần mềm hệ thống, mặc dù nó cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng. .

C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó với ngôn ngữ bậc thấp như là Assembler, đó là việc mã C có thể được dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong khi đó thì Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt.

Vì lý do này C được xem là ngôn ngữ bậc trung. C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ. Cuối cùng C có thêm những chức năng sau:

  • Một ngôn ngữ cốt lõi đơn giản, với các chức năng quan trọng chẳng hạn như là những hàm hay việc xử lý tập tin sẽ được cung cấp bởi các bộ thư viện các thủ tục.
  • Tập trung trên mẫu hình lập trình thủ tục, với các phương tiện lập trình theo kiểu cấu trúc.
  • Một hệ thống kiểu đơn giản nhằm loại bỏ nhiều phép toán không có ý nghĩa thực dụng.
  • Dùng ngôn ngữ tiền xử lý, tức là các câu lệnh tiền xử lý C, cho các nhiệm vụ như là định nghĩa các macro và hàm chứa nhiều tập tin mã nguồn (bằng cách dùng câu lệnh tiền xử lý dạng #include chẳng hạn).
  • Mức thấp của ngôn ngữ cho phép dùng tới bộ nhớ máy tính qua việc sử dụng kiểu dữ liệu pointer.
  • Số lượng từ khóa rất nhỏ gọn.
  • Các tham số được đưa vào các hàm bằng giá trị, không bằng địa chỉ.
  • Hàm các con trỏ cho phép hình thành một nền tảng ban đầu cho tính đóng và tính đa hình.
  • Hỗ trợ các bản ghi hay các kiểu dữ liệu kết hợp do người dùng từ khóa định nghĩa struct cho phép các dữ liệu liên hệ nhau có thể được tập hợp lại và được điều chỉnh như là toàn bộ.

Tại sao nên học lập trình C

Lập trình C được coi là cơ sở cho các ngôn ngữ lập trình khác, đó là lý do tại sao nó được biết đến như là ngôn ngữ mẹ. Hầu hết các trình biên dịch, JVMs, Kernals vv được viết bằng ngôn ngữ C và hầu hết các ngôn ngữ theo cú pháp C, như C ++, Java vv.

program language

Nó cung cấp các khái niệm cốt lõi như mảng, chức năng, xử lý tập tin vv được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ như C ++, java, C#

Ngoài ra, C cũng thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong khoa học máy tính.

Ngôn ngữ C cũng là ngôn ngữ chủ đạo khi lập trình nhúng bởi chúng có thể can thiệp sâu vào phần cứng, giúp tiết kiệm bộ nhớ như RAM/ROM một cách tối đa.

Nói chung nếu các bạn học các ngôn ngữ hướng đối tượng khác như C#, JAVA, Python thì khó mà làm được điều này, chúng sẽ hướng đối tượng nhiều hơn là hướng thủ tục, điều mà máy móc vận hành theo.

Các bạn có thể đọc: Sự khác nhau giữa hướng thủ tục và hướng đối tượng để hiểu rõ hơn

Phương pháp học lập trình C

Mỗi một ngôn ngữ lập trình cũng giống như một ngoại ngữ vây, điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cách hoạt động của nó như thế nào. Cú pháp và cách viết đúng của nó.

Đọc hiểu các lý thuyết và ví dụ.

Khi bạn mới bắt đầu học lập trình C, bạn nên cố gắng hiểu từng ví dụ, đọc và hiểu các đoạn code mà tác giả đã viết dùng để làm gì. Tuy các ví dụ đó không phải khi nào đánh vào máy cũng chạy, nhưng nó tập cho chúng ta một thoái quen xem code cẩn thận và góp phần giúp chúng ta viết code rõ ràng hơn.

Tập viết, hoàn thành các bài tập

Chúng ta phải viết code làm sao để cho các lập trình viên khác có thể đọc và hiểu nó, và để khi chính mình nhìn lại cũng nắm được. Do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc, và cú pháp khi viết code để đảm bảo kiểm tra lỗi đơn giản hơn, các phần hướng dẫn viết code theo một mẫu chuẩn.

Sửa bài tập và nghĩ ra các bài toán khác hoặc phương thức giải khác

Bạn hãy tự nghĩ cho mình một thuật toán riêng, một chương trình nào đó. Tuy việc này rất khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm thực sự hữu ích, khả năng tư duy lập trình ngày càng phát triển. Thay vì lên mạng tìm code về sửa.

Nếu ý tưởng làm một ứng dụng lớn, phải viết một lượng lớn code. Khi đó bạn hãy chia nhỏ project thành nhiều tính năng, tự thiết kế cấu trúc và code của chức năng đó, rồi xong xuôi bạn map các tính năng lại cho hoàn chỉnh. Sẽ thất bại nhiều đó, tin tôi đi, nhưng đừng nản, khi bạn chạy ra được thành quả thì nó sẽ tiếp thêm động lực cho bạn.

Sử dụng công cụ Debug

Debug là một công cụ chỉ ra cho bạn chạy sai dòng nào đó hay lỗi nào đó. Nó cho bạn theo dõi giá trị của các biến và các thay đổi của chúng qua từng dòng code của chương trình. Công cụ debug giúp chúng ta hiểu chương trình của mình hơn, và là thứ chúng ta cần phải biết khi viết chương trình.

Thường thì Debug sẽ phải dùng khi chúng ta làm các bài tập phức tạp hoặc 1 dự án cụ thể. Lúc này debug là một công việc chắc chắn phải làm trong đời lập trình

viên.

Lộ trình học lập trình ngôn ngữ C

Bài 1: Cài đặt môi trường lập trình C với VS Code

Bài 2: Cấu trúc chương trình C và cách biên dịch

Bài 3: Cú pháp lập trình C cơ bản

Bài 4: Các kiểu dữ liệu trong lập trình C

Bài 5: Cách khai báo biến toàn cục và biến cục bộ

Bài 6: Các từ khóa Static, extern, register, volatile trong lập trình C

Bài 7: Hằng số và cách khai báo hằng số trong lập trình C

Bài 8: Cách sử dụng toán tử trong lập trình C

Bài 9: Điều khiển luồng bằng if,else, switch case trong lập trình C

Bài 10: Điều khiển vòng lặp với while và for trong lập trình C

Bài 11: Hàm là gì? Cách sử dụng hàm trong lập trình C

Bài 12: Mảng là gì? Cách sử dụng mảng trong lập trình C

Bài 13: Con trỏ là gì? Cách sử dụng con trỏ trong lập trình C

Bài 14: Cách sử dụng cấu trúc dữ liệu với Struct, union, enum trong C

Bài 15: Ép kiểu dữ liệu trong lập trình C

Bài 16: Sự khác nhau giữa truyền tham chiếu và truyền tham trị trong C

Bài 17: Cấp phát động và cấp phát tĩnh bộ nhớ trong C

Bài 18: Các hàm xử lý chuỗi trong lập trình C

Bài 19: Tổng hợp các bài tập lập trình C cơ bản tới nâng cao

Bài 20: Tổng hợp sách và tài liệu học lập trình C

Kết

Một khi làm chủ được ngôn ngữ C, các bạn có thể bắt đầu học thêm các dòng chip như STM32, ESP32, 8051,…. và trở thành một lập trình viên nhúng đích thực. Hoặc cũng có thể học lên C++, C#, JAVA để sau này làm lập trình game, software hay App.
Mọi con đường đều cho bạn chon, hãy cố gắng học hỏi vì tương lai nhé.

Đừng quên gia nhập Hội Anh Em Nghiện Lập trình để giao lưu và học hỏi.

Rate this post