Home Blog Lập trình STM32 USB HID chuột máy tính

Lập trình STM32 USB HID chuột máy tính

0
Lập trình STM32 USB HID chuột máy tính

Các thiết bị USB HID rất gần gũi với chúng ta ví dụ như chuột máy tính, bàn phím, soud card… Vi điều khiển STM32 hỗ trợ giao thức HID Device giúp chúng ta có thể lập trình tạo ra các sản phẩm giống như những thiết bị đó. Bài hôm nay mình sẽ nói đến USB HID Mouse, làm thế nào để nó có thể truyền nhận dữ liệu với máy tính, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bài 17 trong Serie Học lập trình STM32 từ A tới Z

USB HID là gì?

HID (viết tắt của Human Interface Device) là một tiêu chuẩn cho các thiết bị máy tính được vận hành bởi con người. Tiêu chuẩn này cho phép dễ dàng sử dụng các thiết bị này mà không cần bất kỳ phần mềm hoặc trình điều khiển bổ sung nào.

HID là một tiêu chuẩn được tạo ra nhằm đơn giản hóa quá trình cài đặt các thiết bị đầu vào thông qua từng giao thức cụ thể cho từng thiết bị như chuột, bàn phím,… Một thiết bị tuân thủ HID bao gồm “gói dữ liệu” có thể chứa tất cả các hành động của thiết bị.

Ví dụ: Bàn phím có thể có một phím để điều chỉnh âm lượng. Khi nhấn phím đó, “bộ mô tả HID” sẽ cho máy tính biết mục đích của hành động đó được lưu trữ trong các gói tin ở đâu và lệnh đó sẽ được thực thi.

Cách giao tiếp với tất cả các thiết bị USB HID

Trước tiên nếu bạn chưa bao giờ điều khiển một thiết bị USB thì hãy quay lại Bài 16 để đọc bài viết và  tài liệu USB in a Nutshell để có cái nhìn tổng quát nhất.

Thiết bị HID và Host (máy chủ) giao tiếp với nhau qua kiểu Control Transfer ( hay Endpoint 0). Sử dụng Ngắt tại chiều IN và tùy chọn ở chiều Out. Đặc tả của lớp HID cho phép chúng có thể truyền dữ liệu ở cả tốc dộ low speed , full speed và high speed.

Human Interface Device Class hoạt động như thế nào?

Trước khi máy chủ có thể nói chuyện với thiết bị, nó cần biết cách sử dụng hoặc ứng dụng của thiết bị này là gì? Dữ liệu của nó được tổ chức như thế nào? và Dữ liệu thực sự đo lường điều gì?

Lấy ví dụ: Nếu thiết bị của bạn là một con chuột máy tính, các nút bấm và tọa độ sẽ điều khiển Pointer trên màn hình. Sự kiện click hoặc righ click sẽ làm gì, scroll sẽ làm gì. Để tất cả các sự kiện đó được sảy ra, trình điều khiển lớp HID phải biết rõ:

  • Thiết bị HID kết nối sẽ điều khiển Pointer của máy tính
  • Có 3 nút trên thiết bị và khi nhấn tương ứng với các hàm của Pointer
  • Có 2 byte dữ liệu tọa độ sẽ thay đổi tọa độ của Pointer

Tất cả các thông tin này sẽ được mô tả trong phần Report Descriptor. Khi trình điều khiển phân tích cú pháp của Report Descriptor nó sẽ hiểu được khi thiết bị chuột máy tính truyền dữ liệu lên, dữ liệu nào sẽ thuộc ứng dụng nào của máy tính. (Tương tự bạn phân luồng dữ liệu UART vậy).

Khi một thiết bị HID được kết nối, Host sẽ tạo ra 1 Request đó là GET_DESCRIPTOR, sau khi hoàn tất quá trình. Chuột máy tính và máy tính sẽ giao tiếp với nhau mà ko cần thêm driver gì cả.

Cấu trúc của Report Descriptor

Bộ Report Descriptor được mô tả bởi chuỗi các mục, các mục này mô tả dữ liệu sẽ truyền đi khi thiết bị USB HID device truyền hoặc nhận. Mỗi mục bắt đầu bằng tiền tố là 1 Byte quy định vai trò của mục và độ dài dữ liệu của nó.

Mỗi mục chia làm 3 loại thẻ chính:

  • Main: Mô tả thực tế dữ liệu truyền đi và nơi dữ liệu được sử dụng. Các thẻ Global và Local có chức năng bổ nghĩa cho Main
  • Global: Mô tả thuộc tính của tất cả các thẻ Main phía sau nó, cho đến khi có 1 thẻ Gobal khác xuất hiện
  • Local: Thẻ này mô thả thuộc tính của thẻ Main phía sau nó.

Mỗi loại thẻ bao gồm một số loại chính như:

Với Main item:

  • Input: Mô tả dữ liệu truyền từ thiết bị lên host như sự kiện nhấn nút, dữ liệu cảm biến, dữ liệu của nhà phát hành muốn gửi
  • Output: Mô tả dữ liệu từ Host truyền về thiết bị như điều khiển led, động cơ ….
  • Feature: Mô tả  dữ liệu được truyền đi được sử đụng để cấu hình cài đặt thiết bị như, tăng giảm tốc độ nháy của led, tốc độ động cơ …
  • Collection và End Collection: Mỗi thiết bị HID phải có 1 bộ sưu tập ứng dụng ( Application Collection), để trình xử lý có thể biết được dữ liệu đang sử dụng trong ứng dụng nào. Ví dụ: 1 thiết bị có 3 tín năng chuột, bàn phím và nút nguồn thì phải có 3 Application Collection để phân biệt dữ liệu gửi đi và trả về.

Với Global Item:

  • Usage Page: Mô tả danh mục cao nhất của thiết bị như Generic Desktop Controls ( điều khiển thiết bị để bàn), Game control, điện thoại ….
  • Logical Minimum: Giá trị số nguyên nhỏ nhất của Main Item
  • Logical Maximum: Giá trị số nguyên lớn nhất của Maih Item
  • Report Size: Kích thước của Main Item (tính theo Bit)
  • Report Count: Số lượng Main Item

Với Local Item:

  • Usage: Mô tả nhỏ hơn về lớp Usage Page: Ví dụ: như Usage Page là Generic Desktop Controls thì Usage có thể là System Control hoặc Application control.

Mỗi thẻ mục sẽ được phân loại tương ứng với 1 mã từ 0 – 255 ( 1 Byte).

Cấu trúc của Report Descriptor như sau:

hid class struct

Lấy ví dụ về Report Descriptor cho chuột máy tính như sau:

HIDReportDescriptor

Phần khoanh đỏ cấu hình 3 nút nhấn của chuột, phần khoanh xanh cấu hình tọa độ của chuột.

Phần Usage Page và Usage xác định kiểu thiết bị đó là Mouse và thuộc máy tính để bàn (Generic Desktop).

Các bạn có thể tham khảo link này để phân tích 1 RD: https://www.crifan.com/files/doc/docbook/usb_hid/release/webhelp/hid_report_example_analysis.html

Các tool dùng trong lập trình STM32 USB HID

Phần mềm gửi và nhận dữ liệu HID Terminal:

Link download:HID Terminal

Tools giải mã report descriptor.

http://eleccelerator.com/usbdescreqparser/

Cách biến Kit Bluepill thành chuột máy tính với USB HID

Để sử dụng kit stm32f103c8t6 Bluepill thành chuột máy tính chúng ta cần phân tích dữ liệu truyền lên máy tính của 1 con chuột.

Cấu trúc dữ liệu truyền lên bao gồm:

  • 3 phím bấm: Right, Left, Scroll với 2 mức logic 0 và 1
  • 2 biến tọa độ X và Y với mức logic từ -127 đến 127

Chúng ta sẽ sử dụng Joystick đọc ADC 2 kênh X Y và nút nhấn trên nó sẽ tương ứng với phím Left Click.

joystick ps2

Mỗi khi có sử kiện nhấn nút hoặc di chuyển, chúng ta sẽ gửi dữ liệu theo gói thông qua USB HID.

Lập trình STM32 USB HID như 1 con chuột (Mouse) điều khiển con trỏ máy tính

Trong bài này mình sẽ sử dụng Joystick đọc giá trị ADC biểu thị trục X, Y. Và nút nhấn trên Joystick biểu thị cho Left_Button trên chuột máy tính.

Cấu hình STM32 USB HID trên Cube MX

Mở CubeMx, chọn chip STM32f103C8T6, trong System Core

USB HID
SYS chọn Debug Serial Wire: cho phép debug qua stlink

 

USB HID 2
RCC chọn HSE: Thạch anh ngoại
USB HID 3
GPIO chọn PA2 là nút nhấn Pull Up

 

Trong Tab Analog ta sẽ cấu hình ADC1 để đọc giá trị Joystick

USB HID 4
Chọn 2 kênh In1 và In2. Bật chế độ scan và cont. Nhớ chọn Num of Con là 2 và chỉnh các chanel về đúng 0 và 1
USB HID 5
Add thêm DMA từ ADC về Memory, chế độ Circular và Width là Half Word

Thiết lập USB

USB HID 6
Chọn Usb Device (FS), USB chế độ full speed
USB HID 7
Chọn HID trong Class của Middleware

Thiết lập Clock cho USB là 48Mhz (Bắt buộc)

USB HID 8

Đặt tên bài học rồi Gen code như tất cả các bài trước

USB HID 9

Lập trình STM32 USB HID trên Keil C

Open bằng Keil C. Đầu tiên chúng ta sẽ thêm thư viện Hid vào main để dễ dàng thao tác bằng lệnh #include “usbd_hid.h”

USB HID lap trinh 1

Sau đó extern biến chứa giá trị cài đặt của USB vào main

USB HID lap trinh 2

Tìm hiểu HID_MOUSE_ReportDesc

Khi chọn chế độ USB HID, CubeMX đã mặc định chọn thiết bị HID đó là chuột máy tính. Chúng ta cùng phân tích Report Desciptor mà CubeMx đã cho sẵn nhé. Các bạn vào USBD_HID.c và tìm dòng code như sau:

USB HID lap trinh 3

Copy đoạn dữ liệu và paste vào công cụ phân tích mình vừa mới nêu trên: http://eleccelerator.com/usbdescreqparser/

USB HID lap trinh 4

Kết quả phân tích sẽ như sau:

0x05, 0x01,        // Usage Page (Generic Desktop Ctrls)
0x09, 0x02,        // Usage (Mouse)
0xA1, 0x01,        // Collection (Application)
0x09, 0x01,        //   Usage (Pointer)
0xA1, 0x00,        //   Collection (Physical)
0x05, 0x09,        //     Usage Page (Button)
0x19, 0x01,        //     Usage Minimum (0x01)
0x29, 0x03,        //     Usage Maximum (0x03)
0x15, 0x00,        //     Logical Minimum (0)
0x25, 0x01,        //     Logical Maximum (1)
0x95, 0x03,        //     Report Count (3)
0x75, 0x01,        //     Report Size (1)
0x81, 0x02,        //     Input (Data,Var,Abs,No Wrap,Linear,Preferred State,No Null Position)
0x95, 0x01,        //     Report Count (1)
0x75, 0x05,        //     Report Size (5)
0x81, 0x01,        //     Input (Const,Array,Abs,No Wrap,Linear,Preferred State,No Null Position)
0x05, 0x01,        //     Usage Page (Generic Desktop Ctrls)
0x09, 0x30,        //     Usage (X)
0x09, 0x31,        //     Usage (Y)
0x09, 0x38,        //     Usage (Wheel)
0x15, 0x81,        //     Logical Minimum (-127)
0x25, 0x7F,        //     Logical Maximum (127)
0x75, 0x08,        //     Report Size (8)
0x95, 0x03,        //     Report Count (3)
0x81, 0x06,        //     Input (Data,Var,Rel,No Wrap,Linear,Preferred State,No Null Position)
0xC0,              //   End Collection
0x09, 0x3C,        //   Usage (Motion Wakeup)
0x05, 0xFF,        //   Usage Page (Reserved 0xFF)
0x09, 0x01,        //   Usage (0x01)
0x15, 0x00,        //   Logical Minimum (0)
0x25, 0x01,        //   Logical Maximum (1)
0x75, 0x01,        //   Report Size (1)
0x95, 0x02,        //   Report Count (2)
0xB1, 0x22,        //   Feature (Data,Var,Abs,No Wrap,Linear,No Preferred State,No Null Position,Non-volatile)
0x75, 0x06,        //   Report Size (6)
0x95, 0x01,        //   Report Count (1)
0xB1, 0x01,        //   Feature (Const,Array,Abs,No Wrap,Linear,Preferred State,No Null Position,Non-volatile)
0xC0,              // End Collection

// 74 bytes

Ta thấy rằng trình tự các byte gửi như sau:

1 byte nút nhấn -> 3 byte X, Y, Whell -> 2byte Wakeup -> 1 byte kết thúc

Số byte này bạn chỉ cần đếm trong các đoạn Report Count theo thứ tự từ trên xuống dưới. Còn ý nghĩa của các từ mình đã giải thích bên trên rồi nhé.

Vậy nên chúng ta sẽ tạo 1 mảng chứa giá trị của các byte gửi lên với 1byte kết thúc là mặc định nên ko cần thêm vào. Mình tạo mảng mouse_report[5], và mảng lưu 2 giá trị ADC1 truyền qua DMA

USB HID lap trinh 6

Trước Main ta sẽ lập trình như sau

Tạo một hàm tên là map để chuyển đổi giá trị ADC từ 0 – 4096 thành -127,127

USB HID lap trinh 7 1

 

Tạo hàm đọc giá trị nút nhấn, thực hiện chuyển đổi và ghi vào mảng mouse_report

Trước While cho bắt đầu chuyển đổi ADC DMA, Trong While ta đọc giá trị của mouse và gửi qua cổng USB HID

USB HID lap trinh 8

Kết nối và chạy thử USB HID

Nhấn F7 để Build và F8 để nạp Code vào Kit.

Kết nối Joystick vào Kit theo hướng dẫn:

5V —> 3.3V

GND —> GND

VRX —-> PA0

VRY —-> PA1

SW —-> PA2

Cắm dây Micro USB vào mạch và cắm đầu còn lại vào máy tính. Mở Manager ra xem bạn sẽ thấy thêm 1 thiết bị Mouse

USB HID chay thu

Mở Paint Sử dụng Joystick điều khiển thử.

Ta thấy rằng chuột chạy quá nhanh, không thể kiếm xoát và khi không di chuyển chuột cũng vẫn tự chạy. Lý do đó là điểm cân bằng của Joystick không giống lý thuyết đó là giá trị 2048.

Và chuột chạy quá nhanh do mạch sẽ gủi các giá trị từ -127 đến 127 cực nhanh khi giữ Joystick, các tọa độ này khiến chuột di chuyển rất nhanh. Vậy làm ntn để hiệu chỉnh hai thứ đó

Tinh chỉnh code (Calibration)

Rút dây cắm HID từ chuột ra, chạy chế độ debug.

Trong debug ta add giá trị ADC_Val vào Watch 1 và nhấn chạy chương trình. Chúng ta thấy rằng: giá trị cân bằng khác nhau dẫn tới chuột luôn luôn di chuyển.

USB HID calib 1

Sửa lại trong hàm Get Action, như sau:

USB HID calib 2

Sửa -127, 127 thành -10 và 10 sẽ giúp chuột di chuyển chậm hơn.

Nạp và chạy thử kết quả

Kết

STM32 USB HID được sử dụng rất rộng rãi khi muốn giao tiếp với máy tính, điện thoại, game pad một cách đơn giản nhất. Về cơ bản tất cả các device sử dụng USB HID đều làm việc giống nhau, sự khác nhau của chúng là cấu trúc gói tin truyền và đích đến sẽ được định nghĩa hết trong Report Descriptor.

Nếu thấy bài viết này có ích hãy like và chia sẻ cho người khác, đừng quên vào nhóm Anh Em Nghiện Lập Trình để giao lưu nhé các bạn

Rate this post