Huỳnh Uy Dũng (sinh ngày 26 tháng 1 năm 1961) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam.
Ông là chủ sở hữu của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến rộng trên 450 ha ở tỉnh Bình Dương, là Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, là chủ đầu tư các khu công nghiệp Bình Dương gồm Sóng Thần 1, 2 và 3. Ông được mệnh danh là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Mặc dù chưa công bố nhưng theo các công ty kiểm toán thì khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng Việt Nam nếu cổ phần hóa.
Huỳnh Uy Dũng là nguyên đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Bình Dương.
Bạn đang xem: Huỳnh Uy Dũng
Ông từng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996 nhưng ông chỉ tham gia vỏn vẹn trong vòng 2 năm, 1994 – 1995.
Tiểu sử
Huỳnh Uy Dũng nguyên quán tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định, Việt Nam. Chưa học hết lớp 12, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.
Ông lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết, con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ.
Sau đó, ông được chuyển về công tác ở phòng Hậu cần, Công an Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé. Thời điểm đó, do cuộc sống quá kham khổ, ông bỏ việc, chuyển sang làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp. Cái tên “Dũng lò vôi” bắt đầu từ đó.
Sau ông về làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng), do lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó giao cho. Công ty này sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.
Ông từng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996 nhưng ông chỉ tham gia vỏn vẹn trong vòng 2 năm, 1994 – 1995.
Những năm 1990 – 1993, ông Dũng đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm xây dựng Khu công nghiệp Bình Đường, sau đó là KCN Sóng Thần 1. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lắp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước, gồm cả các dự án của EPC Tăng Minh Phụng.
Cuối năm 2018, Huỳnh Uy Dũng được Đại Học Apollos, một đại học giáo dục từ xa ở Mỹ, trao bằng tiến sĩ danh dự về quản trị kinh doanh.
Đời tư
Ông Huỳnh Uy Dũng trước đây theo nghiệp lính. Sau khi xuất ngũ, ông Dũng vào sinh sống ở Bình Dương và kết hôn với bà Trần Thị Tuyết lớn hơn ông 6 tuổi, là con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ.
Hai ông bà có với nhau 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong số 3 người con, người con trai đầu Huỳnh Trần Phi Long được ông Huỳnh Uy Dũng giao cho vị trí Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam sau khi công ty Thanh Lễ (thành lập năm 1996) đổi tên thành công ty Đại Nam và dưới danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sóng Thần, một trong những danh mục kinh doanh nổi bật của Tập đoàn Đại Nam.
Sau khi tuyên bố ly hôn với bà Tuyết, ông kết hôn với bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada). Đám cưới đã chính thức được diễn ra tại Thành Đại Nam vào ngày 08 tháng 06 năm 2010. Ngày 21/9/2012, bà Nguyễn Phương Hằng sinh con trai Huỳnh Hằng Hữu.
Ngày 24 tháng 9 năm 2013, ông Phan Văn Hải là luật sư riêng của ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định thông tin cậu bé Huỳnh Hằng Hữu giữ chức Chủ tịch HĐQT Cty Đại Nam là hoàn toàn không đúng với Di chúc của ông Huỳnh Uy Dũng, cũng như chưa đúng với công bố của ông Dũng tại tiệc mừng sinh nhật con trai.
Theo luật sư Hải, ông Dũng có di chúc trao toàn bộ tài sản của mình cho con trai. Số tài sản này thuộc về một “quỹ thiện nguyện” và Huỳnh Hằng Hữu có quyền sở hữu với tài sản nằm trong quỹ này. Một Hội đồng Giám sát quỹ thiện nguyện được thành lập, với 12 thành viên, gồm: Huỳnh Hằng Hữu – đứng đầu với chức danh Chủ tịch HĐQT, kế đó là ông Huỳnh Uy Dũng và vợ ông Dũng – bà Nguyễn Phương Hằng. Tiếp theo là 9 thành viên khác giữ các chức vụ khác trong Hội đồng Giám sát quỹ thiện nguyện.
Hội đồng Giám sát sẽ quản lý tài sản trong suốt thời gian cậu bé Hữu chưa đủ tuổi trưởng thành; đến khi Hữu tròn 18 tuổi thì sẽ được quyết định riêng theo di chúc mà cha mẹ để lại.
Chân dung doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi)
Ông Huỳnh Uy Dũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa.
Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương cũng như Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản “khủng” như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…
Từ những ngày đầu tháng 3, thông tin vợ chồng ông Dũng “lò vôi” tố cáo lương y Võ Hoàng Yên lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thiện khiến cả nước xôn xao bởi trước đó mối quan hệ của họ vô cùng thân thiết. Vậy ông Dũng “lò vôi” là ai, có số tài sản khổng lồ thế nào để có thể đưa cho ông Yên một số tiền lớn đến vậy mà không hề nghĩ suy?
Được biết, ông Huỳnh Uy Dũng sinh năm 1961 tại Bình Định. Trên thực tế, tên khai sinh của ông là Huỳnh Phi Dũng nhưng sau đó ông tự đổi thành Huỳnh Uy Dũng, với mong muốn cuộc đời bớt sóng gió, gian nan.
Đúng với biệt danh “Dũng lò vôi”, quá trình lập nghiệp của vị doanh nhân này cũng bắt đầu từ chiếc lò vôi.
Ngày ấy xi măng là loại vật tư quý hiếm nằm trong danh mục phân phối theo tiêu chuẩn đặc biệt. Ông Dũng đã từng làm phụ hồ nên biết vôi có thể thay thế xi măng trong xây dựng. Thế là ông xin lãnh đạo cho đắp lò nung vôi. Lúc đầu chả ai tin, nhưng khi mẻ vôi đầu tiên ra lò bán hết veo thì mọi người đều phục sự nhạy bén của Dũng. Xí nghiệp “lò vôi” làm ăn rất phát đạt, từ một lò vôi nhân lên bốn năm lò vôi và Huỳnh Phi Dũng thành “Dũng lò vôi” từ đó và cho đến tận bây giờ.
Sau này, khi việc kinh doanh vôi đi xuống, ông bán lò vôi, chuyển qua làm sơn mài với chức giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ thuộc tỉnh Sông Bé – nay là tỉnh Bình Dương. Đến năm 1996, ông Dũng nghỉ công việc nhà nước, chuyển ra làm kinh doanh riêng.
Ông Huỳnh Uy Dũng trước đây theo nghiệp lính. Sau khi xuất ngũ, ông Dũng vào sinh sống ở Bình Dương và kết hôn với bà Trần Thị Tuyết lớn hơn ông 6 tuổi, là con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ.
Hai ông bà có với nhau 3 người con gồm 2 trai, 1 gái. Trong số 3 người con, người con trai đầu Huỳnh Trần Phi Long được ông Huỳnh Uy Dũng giao cho vị trí Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam sau khi công ty Thanh Lễ (thành lập năm 1996) đổi tên thành công ty Đại Nam và dưới danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sóng Thần, một trong những danh mục kinh doanh nổi bật của Tập đoàn Đại Nam.
Sau khi tuyên bố ly hôn với bà Tuyết, ông Huỳnh Phi Dũng đã kết hôn với bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada).
Những năm 1990 – 1993, ông Dũng đã làm dự án và làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào thực hiện thí điểm xây dựng khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, đó là khu công nghiệp Bình Đường. Sau đó là KCN Sóng Thần 1 với diện tích 178 ha vào tháng 9/1995. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lắp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước, gồm cả các dự án của EPC Tăng Minh Phụng.
Lần lượt các khu công nghiệp Sóng Thần 2 diện tích 279 ha và Sóng thần 3 diện tích 533 ha, rồi đến khu du lịch sinh thái diện tích 467 ha ra đời. Ông Dũng còn có hơn 455 ha ở khu trung tâm hành chính Dĩ An và hàng trăm hec ta cao su ở Bến Cát, Mỹ Phước v.v.
Tuy nhiên, khu du lịch kết hợp tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam) mới là công trình đưa tên tuổi ông Dũng vượt xa khỏi đất Bình Dương.
Vào thời điểm tháng 9/2007, khi đại gia Dũng bắt tay vào xây dựng khu du lịch Đại Nam cũng là lúc ông và Dũng và bà Hằng quen biết và nảy sinh tình cảm với nhau. Ông Dũng đã phải vượt qua bao điều tiếng của dư luận khi bị cho rằng ông Dũng bỏ mặc người vợ đầu tiên đồng cam cộng khổ để tìm vui duyên mới quyết định tiến tới hôn nhân.
Ngày 08/06/2010, bà Hằng tổ chức đám cưới với ông Huỳnh Uy Dũng, ông chủ của khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam- Khu du lịch Đại Nam. Lễ cưới chính thức được diễn ra tại Thành Đại Nam. Đám cưới quy mô, hoành tráng và vô cùng xa xỉ khiến ai cũng phải thán phục.
Cũng tại thời điểm này, ông Dũng gặp khá nhiều khó khăn và áp lực khi mục tiêu biến Đại Nam trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 700ha bị rơi vào tâm điểm của những cuộc tranh luận liên quan đến tâm linh. Thậm chí ông còn bị mang tiếng “điên khùng” khi có ý định đầu tư 5.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng khu du lịch này.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, nơi đây vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, có chỗ là rừng cao su bạt ngàn. Ông Huỳnh Uy Dũng khi đó nắm quyền thuê gần 500ha đất đã biến địa điểm này trở thành một trong những khu du lịch nổi tiếng bậc nhất phía Nam.
Với diện tích 450 ha, Đại Nam là quần thể du lịch tâm linh gồm nhiều đền thờ, với các pho tượng, phù điêu, linh vật thờ cúng được chạm trổ tinh vi, dát vàng. Đi kèm đó là một loạt các công trình như: Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn,…
Điểm đặc biệt là công trình hoàn toàn không tốn tiền thiết kế bởi ông Dũng đã tự nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung bản mẫu sau đó đích thân chỉ đạo công việc xây dựng, quản xuyến tới từng viên gạch, từng bao xi măng.
Sau này, dưới sự điều hành rất bài bản của vợ người vợ đảm Nguyễn Phương Hằng, Đại Nam có thêm những mô hình mới như biển nhân tạo, trường đua phức hợp “5 trong 1”, nơi có thể tổ chức được cả đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn lẫn đua xe F1.
Những năm gần đây, vợ chồng ông Dũng và bà Hằng vô cùng thân thiết với lương y Võ Hoàng Yên vì cùng lý tưởng làm từ thiện, giúp người nghèo… Tuy nhiên ngày 1/3/2021, từ chỗ có quan hệ thân thiết và có chung ý tưởng xây chùa, xây trung tâm chữa bệnh miễn phí nhưng nay vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” đã làm đơn tố cáo Võ Hoàng Yên vì cho rằng “ăn chặn”, trong khi Yên phủ nhận.
Hiện tại, sự việc vẫn chưa ngã ngũ, Võ Hoàng Yên có ăn chặn tiền từ thiện như tố cáo không vẫn còn đợi quá trình điều tra.
Tuy nhiên, danh tiếng bấy lâu nay mà Võ Hoàng Yên xây dựng dường như đã sụp đổ, hơn hết là mối quan hệ tưởng “thân thiết như người nhà” giữa vợ chồng ông Dũng và Yên đã không thể hàn gắn lại như xưa.
Có thể, trong kinh doanh, nhiều người nhìn nhận ông Dũng “lò vôi” là một cá nhân quyết liệt, thậm chí “khùng khùng”, thích phát ngôn “ngông cuồпg” thì ngoài đời, ông lại là một người mộ đạo, hết lòng tin theo Phật giáo.
Vụ việc liên quan
Tranh chấp đất đai với Trần Văn Thìn
Ông Trần Văn Thìn là chồng cũ của bà Nguyễn Phương Hằng, vợ ông Dũng hiện tại. Bà Hẵng có tranh chấp vườn cao su với ông Trần Văn Thìn.
Tố cáo Võ Hoàng Yên lừa đảo
Sáng 13 tháng 11 năm 2019, ông Huỳnh Uy Dũng và Võ Hoàng Yên cùng động thổ xây dựng Trung tâm Khám chữa bệnh tại Khu dân cư Đại Nam thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra, vợ chồng ông Dũng còn chuyển tiền cho ông Yên xây Hưng An Tự, cứu trợ lũ lụt.
Ngày 1 tháng 3 năm 2021, Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng lên tiếng cáo buộc Võ Hoàng Yên – người được mệnh danh là ”thần y” chữa bệnh bằng cách bấm huyệt – đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gia đình ông bà. Võ Hoàng Yên bác bỏ cáo buộc này.
Ngày 3 tháng 3, bà Nguyễn Phương Hằng gửi đơn đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để tố cáo, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự điều tra ông Võ Hoàng Yên về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 5 tháng 3, Võ Hoàng Yên viết thư đề nghị trả lại tiền. Tuy nhiên phía vợ chồng Huỳnh Uy Dũng – Phương Hằng không đồng ý thỏa hiệp với ông Yên.
Ngày 31 tháng 3, ông Dũng “lò vôi” tuyên bố ông sẽ đòi lại 200 tỷ đồng từ ông Võ Hoàng Yên để làm từ thiện.
Ngoài ra bà Nguyễn Phương Hằng – vợ Dũng “lò vôi” còn cáo buộc UBND tỉnh Bình Thuận bao che cho ông Võ Hoàng Yên hành nghề. Do không cung cấp được chứng cứ, bà đã bị Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM xử phạt.
Cuộc thông cáo tốn không ít giấy mực từ báo giới và làm dậy sóng dư luận.
Kiện UBND Tỉnh Bình Dương
Đây là vụ kiện nổi tiếng trên báo giới trong nước. Theo đó, ông Dũng kiện Lê Thanh Cung (chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) về việc chậm thực hiện các thủ tục để phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3, là khu công nghiệp do công ty Đại Nam của ông Dũng được giao sử dụng. Theo đó, ban đầu theo phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm. Năm 2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài. Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, khi ông Lê Thanh Cung lên làm chủ tịch, lại không thông qua phê duyệt quy hoạch chi tiết khu này, dẫn tới người mua đất không thể xây dựng được.
Đồng thời ông Cung ký quyết định “không cho phép chuyển nhượng đất ở trong KCN dưới bất kỳ hình thức nào”. Sau đó, Thanh tra Chính phủ Việt Nam cho rằng ông Dũng kiện nhầm người. UBND Tình Bình Dương sau đó thu hồi quyết định về việc cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất “khu ở” trong KCN Sóng Thần 3 (P.Phú Tân, TP Thủ Dầu Một) từ “50 năm” sang “lâu dài”. Ông Dũng kiện lên Thủ tướng chính phủ.
Theo ông Phạm Đình Khương, Phó Tổng GĐ Công ty CP Đại Nam – thời gian gần đây, việc công ty bị thanh, kiểm tra thuế với mật độ dày đặc. Công an Tỉnh Bình Dương cũng tiến hành hình sự hóa vụ việc.
Sau đó năm 2014, ông Lê Thanh Cung vướng vào vụ lùm xùm liên quan đến dinh thự hoành tráng nguy nga và vườn cao su rộng hơn 130 ha. Đến cuối năm, ông Lê Thanh Cung bị miễn nhiệm chức vụ và cho về hưu.
Các thông tin khác
Ngày 17 tháng 1 năm 2013, Huỳnh Uy Dũng rao trên báo Lao động, treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất kỳ ai có chứng cứ vợ ông vay nợ 2.000 tỷ đồng từ các ngân hàng và đối tượng bên ngoài. Ông Trần Văn Thìn, chồng cũ của bà Hằng là thủ phạm trong vụ án “vu khống bôi nhọ” ông Huỳnh Uy Dũng.
Tháng 2 năm 2013, ông Dũng tuyên bố chính thức từ giã thương trường, sẽ bán hết tài sản, và sẽ rời khỏi Bình Dương.
Ngày 3 tháng 3 năm 2013, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.
Khối tài sản ‘khủng’ của vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng, ông Huỳnh Uy Dũng
“Kim cương và sổ đỏ tính bằng cân”, tuyên bố hiến đất ủng hộ 1.000 tỷ đồng chống dịch, nộp 1.234 tỷ đồng tiền sử dụng đất năm 2020… là một vài con số về cơ nghiệp của vợ chồng bà Phương Hằng.
CEO Nguyễn Phương Hằng đang là cái tên được nhắc nhiều nhất trên truyền thông và mạng xã hội những ngày gần đây, đặc biệt sau buổi livestream “khủng” thu hút tới hơn 400.000 lượt xem trực tiếp trên trang facebook cá nhân.
Bên cạnh những nội dung phức tạp và kịch tính quanh vụ tố cáo ông Võ Hoàng Yên cũng như một số nghệ sĩ trong giới giải trí, bà Hằng còn khiến người xem sửng sốt khi khoe tài sản cực “khủng”.
Trong livestream, bà Hằng cho biết, tài sản của vợ chồng bà “kim cương và sổ đỏ tính bằng cân” hay đi những chiếc xe 40-50 tỷ đồng là chuyện thường.
Bà còn lên tiếng mỉa mai một ca sĩ “không có nổi 1.000 tỷ đồng” sau khi nữ ca sĩ này thắc mắc việc vợ chồng bà đề nghị ủng hộ 1.000 tỷ đồng thông qua đấu giá 4 ha đất để phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Bà Hằng giải thích, đặc thù làm doanh nghiệp là sẽ không giữ sẵn tiền mặt 1.000 tỷ đồng mà tiền sẽ nằm trong tài sản đất đai, nhà xưởng…
Nữ doanh nhân sinh năm 1971 có tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn được gọi là ông Dũng “lò vôi”). Trước khi làm vợ ông Dũng năm 2010, bà Hằng là người kinh doanh bất động sản có tiếng và theo chia sẻ của bà là “chưa từng thất bại”.
Hiện tại, cơ nghiệp của vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gắn với Công ty cổ phần Đại Nam, doanh nghiệp do ông Dũng nắm phần lớn vốn. Đầu tháng 5/2020, ông Dũng “lò vôi” từng cho biết chính thức rời khỏi thương trường và bà Hằng giữ chức Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Đại Nam. Tuy nhiên, theo thông tin đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp thì đến tháng 2, ông Dũng vẫn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật của Đại Nam.
Công ty cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập tại Quyết định số 003853/GP/TLDN-03 do UBND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) cấp ngày 21/3/1996.
Tháng 1/1999, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được đổi tên là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần. Đến tháng 4/2007, Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Sóng Thần tiếp tục đổi tên thành Công ty cổ phần Đại Nam.
Theo hồ sơ đăng ký, công ty này có địa chỉ chính tại số 1765A Đại lộ Bình Dương, khu phố 1, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Công ty cổ phần Đại Nam hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, chức năng chính là xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch…
Về bất động sản, doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư của các dự án trọng điểm tại Bình Dương như Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam – Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. Đây được xem là những dự án bất động sản góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị tại tỉnh Bình Dương.
Trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp của vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng là chủ sở hữu Khu du lịch Đại Nam với tổng diện tích 450 ha, được đánh giá là một trong những khu du lịch lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Đại Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thí điểm đầu tư, xây dựng, kinh doanh khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Bình Dương.
Doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư của 2 KCN trọng điểm là KCN Sóng Thần 2 và KCN Sóng Thần 3, xếp vào hàng những khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bình Dương. Những khu công nghiệp này cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút đông đảo lao động ở các tỉnh thành khác trên cả nước về Bình Dương lập nghiệp.
Năm 2016, vợ chồng bà Phương Hằng đầu tư vào Trường đua Đại Nam. Dự án này có diện tích khoảng 60 ha nằm ngay tại khu du lịch, trong đó có khoảng 30 ha dành để làm bãi xe có mái che và khán đài cho khách ngồi xem với sức chứa từ 50.000 – 60.000 khán giả. Đại Nam ước tính nguồn vốn đầu tư cho dự án này khoảng 100 triệu USD.
Trường đua này có các hạng mục như đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1.500 m.
“Đây là dự án mà tôi rất tâm đắc, trước hết là tạo ra sân chơi lành mạnh cho các môn thể thao mới lạ tại Bình Dương, trong số 5 loại hình tại Trường đua Đại Nam thì đua ngựa vẫn là môn chủ lực. Đây cũng là mục tiêu chúng tôi muốn cứu vãn đàn ngựa Việt Nam đang bị mai một dần kể từ khi trường đua Phú Thọ đóng cửa…”, ông Huỳnh Uy Dũng từng cho biết.
Thông tin từ Cục Thuế Bình Dương cho hay, trong năm 2020, nguồn thu từ tiền sử dụng đất phát sinh từ một số dự án lớn đã giúp tăng thu đột biến trong tổng thu ngân sách ở tỉnh này. Chỉ riêng Công ty cổ phần Đại Nam đã nộp tiền sử dụng đất 1.234 tỷ đồng.
Mức tăng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất giúp kết quả thu ngân sách trên địa bàn Bình Dương vẫn khả quan bất chấp tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Một số công ty nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm với số tiền hàng trăm tỷ đồng cũng đã góp phần tăng thu ngân sách trong những tháng cuối năm 2020 ở địa phương này.
Được biết, ngoài Công ty cổ phần Đại Nam, vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng liên quan tới nhiều doanh nghiệp khác tại Bình Dương như Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty TNHH MTV Tân Khai, Công ty TNHH Hoàng Gia Tân Định.
Đại Nam sở hữu hàng loạt kỷ lục, ông “Dũng lò vôi” đã chi bao nhiêu tiền để xây dựng?
Khu Du Lịch Đại Nam của đại gia “Dũng lò vôi” sở hữu hàng loạt kỷ lục và đã ngốn của chủ nhân hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cả ông Dũng và vợ đã quyết định dành toàn bộ lợi nhuận thu được để làm từ thiện.
Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến toạ lạc tại địa bàn phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 3/1999, đến tháng 11/2008 chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Trong quá trình xây dựng, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng thậm chí đã chi tiền đầu tư xây dựng cả nhà máy cơ khí, nhà máy gạch để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao cho công trình.
Đây là khu du lịch sở hữu hàng loạt kỷ lục trong nước và khu vực. Theo đó, với diện tích 450ha, Đại Nam là một trong những khu du lịch có diện tích lớn nhất ĐNÁ với những công trình nhân tạo kỳ vĩ, tráng lệ. Tại đây cũng sở hữu một trong những bức tường thành dài nhất Việt Nam với 328 phòng nghỉ là khách sạn Trường Thành dài nhất và duy nhất tại Việt Nam.
Khu du lịch của đại gia Dũng lò vôi cũng sở hữu đền thờ lớn nhất Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc cổ thời nhà Lý. Điểm nổi bật nhất của Kim Điện là các pho tượng thờ, phù điêu và các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24k.
Những kỷ lục khác của Đại Nam đang sở hữu có núi nhân tạo dài nhất Việt Nam; kỳ đài cao nhất, biển nhân tạo lớn nhất với diện tích 21,6 ha có thể phục vụ cùng lúc hơn 30.000 du khách đến vui chơi. Đại Nam cũng sở hữu trò chơi cảm giác mạnh hàng đầu và vườn thú thiết kế mở đầu tiên tại Việt Nam,….
Điều ít người biết về khu du lịch này là công trình hoàn toàn không tốn tiền thiết kế. Ông chủ của Đại Nam đã nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung ra bản mẫu và chỉ đạo công việc xây dựng. Số tiền để ông chủ Đại Nam hoàn thiện công trình của mình lên tới 6.000 tỷ đồng.
Bỏ hàng nghìn tỷ đồng xây dựng Đại Nam với hàng loạt công trình thuộc diện kỷ lục trong nước và khu vực nhưng cả ông Dũng và vợ đã quyết định dành toàn bộ lợi nhuận thu được để làm từ thiện.
Theo đó, năm 2014, ông Huỳnh Uy Dũng và vợ là bà Nguyễn Phương Hằng (TGĐ Công ty CP Đại Nam) đã quyết định trích lợi nhuận kinh doanh của Khu Du Lịch Đại Nam để thực hiện Chương trình Trái Tim Hằng Hữu giúp khám tầm soát, điều trị bệnh tim bẩm sinh cho những trẻ em nghèo trên khắp cả nước.
Dù khu du lịch Đại Nam đang tạm thời đóng cửa để phòng dịch Covid-19, nhưng TGĐ Công ty CP Đại Nam bà Nguyễn Phương Hằng đã tuyên bố miễn phí vào cửa khu du lịch cho toàn bộ du khách trong suốt năm 2021.
Không những thế, vào đầu tháng 5 vừa qua ông Huỳnh Uy Dũng và vợ đã quyết định hiến 4ha đất khu dân cư đã được cấp sổ đỏ (tương đương 1.000 tỷ đồng) để tỉnh Bình Dương bán đấu giá lấy tiền chung tay cùng cả nước phòng chống dịch Covid-19.
Tuyên bố chuyển giao quyền lực cho vợ, rời thương trường
Ông Huỳnh Uy Dũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa. Tuy nhiên như đã từng chia sẻ trên báo chí, đại gia này không quá để tâm đến tiền bạc bởi ông xác định, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.
“Tôi thấy tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì sự sống, không phải cái tôi đi tìm. Cái tôi đi tìm sâu xa hơn, màu nhiệm hơn, trên nền tảng thánh thiện mới tìm được nó. Tôi đã quyết định dừng lại, và suốt 10 năm trời xây dựng Đại Nam, quyết tâm để lại cho đời một khu du lịch tâm linh”.
“Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, phúc theo ta suốt đời. Bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi hiểu chết có mang theo gì đâu, nên biết dừng lại sớm, không chiếm hữu”, ông Dũng cho biết.
Tháng 5 vừa qua, Ông Dũng “lò vôi” cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
Như vậy, nếu theo những thông tin mà ông Dũng viết, bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada) sẽ chính thức tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đại Nam.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trên website chính thức của Công ty Cổ phần Đại Nam vẫn thông tin ông Huỳnh Uy Dũng giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty.
Theo chia sẻ của ông Dũng, chính nhờ có bà Nguyễn Phương Hằng trợ giúp trong việc kinh doanh mà đại gia Dũng đã tháo gỡ được 3 điều: “Điều thứ nhất, dẹp được chuyện mê tín của tôi. Điều thứ hai, khai trương Đại Nam. Nếu để đến năm 2012 thì chắc chắn Đại Nam sẽ chỉ là một đống sắt vụn trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Điều thứ ba, xóa hết nợ nần, sống trong thanh thản và danh dự”.
Chuyển hướng đi viết sách
Ông Dũng cũng đã dọn đường trước khi chấm dứt con đường làm ăn, kinh doanh, đó là việc ông ủy quyền, trao, tặng, cho toàn bộ khối tài sản khổng lồ cho con trai 1 tuổi Huỳnh Hằng Hữu khi đến tuổi trưởng thành.
Còn vợ chồng ông chỉ đứng sau lưng làm quân sư. Mọi việc đều có Hội đồng giám sát, trong đó có cả luật sư. Ông cho rằng, khi nào con trai ông đến tuổi trưởng thành thì mọi việc đều do con quyết định.
Công việc hiện tại của ông Dũng hoạt động công tác xã hội, từ thiện, đặc biệt là viết sách, chủ yếu là Kinh, Phật và sách lịch sử nói về các anh hùng, vị tướng, lãnh đạo của Việt Nam như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…
Riêng cuốn “Đại Nam văn hiến sử thi”, với 12.344 câu, thể song thất lục bát nói về toàn bộ quá trình hình thành dựng nước, giữ nước từ giai đoạn Vua Hùng dựng nước đến giai đoạn năm 1945.
Đặc biệt, sách ông chỉ viết tay chứ không đánh máy tính và điều nữa, ông không sử dụng internet để tra cứu tư liệu mà chỉ do ông tập trung “năng lượng” tự viết ra trong trí nhớ.
“Đây có lẽ là nhân duyên, thuận duyên Trời, Phật cho tôi viết, chứ sức khỏe người bình thường có thể không viết nổi đâu. Tất cả thành công của tôi, tôi không chiếm hữu mà tôi luôn muốn được chia sẻ, kể cả vật chất, lẫn tâm linh” – ông Dũng bộc bạch.
Ngoài ra còn có một kỷ lục khiến bản thân ông bất ngờ, ông viết 12.344 câu thơ song thất lục bát trong vòng 8 tháng. Ngày 30/7/2014, ông hoàn thành thêm cuốn sách “Chuyển kiếp luân hồi” và xuất bản vào cuối tháng 12/2014.
Ông từng giải thích: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta; Lấy phúc đức làm của, của sẽ theo ta vạn đời”.
Doanh nhân
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục