Home Âm nhạc Hướng dẫn cách nối dây điện trong nhà an toàn và chuẩn thợ

Hướng dẫn cách nối dây điện trong nhà an toàn và chuẩn thợ

0
Hướng dẫn cách nối dây điện trong nhà an toàn và chuẩn thợ

Ngày nay, vấn đề an toàn điện chính là yếu tố hàng đầu nhằm giảm bớt những nguy cơ và rủi ro gây ra cháy nổ. Để đáp ứng được nhu cầu an toàn điện này, ngoài những phương pháp bảo vệ thiết bị sử dụng điện ra, vấn đề mà nhiều người dùng quan tâm tiếp theo chính là cách nối dây điện phù hợp, đơn giản mà mang lại sự an toàn cao.

Chính vì lý do đó, mà đã có rất nhiều kỹ thuật nối dây điện ra đời nhưng chung quy đâu mới là phương pháp hoàn hảo và chắc chắn nhất, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác cho mình nhé!

Nối dây điện là gì?

Nối dây điện là gì?
Nối dây điện là gì?

Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc đấu nối dây điện không phải chỉ là thao tác mắc nối các sợi dây lại với nhau mà nó còn phải tuân thủ quy tắc và có phương pháp nối dây đúng kỹ thuật, gọn gàng và sạch sẽ. Như vậy sẽ làm cho hệ thống điện hoạt động tốt nhất, không xảy ra rò rỉ điện hoặc làm cho các thiết bị điện hoạt động chậm hơn bình thường.

Cách đấu dây điện đúng kỹ thuật không chỉ được áp dụng cho mạch nổi mà kể cả mạch điện âm tường cũng phải được đầu tư trau chuốt kỹ lưỡng.

Tham khảo ngay: Bảng giá thiết bị điện Panasonic

Kỹ thuật đấu nối dây điện

Toàn bộ dây dẫn điện trong nhà đều không được dùng dây trần mà phải sử dụng dây có bọc cách điện chất lượng tốt. Tiết diện dây phải được lựa chọn phù hợp sao cho đủ khả năng truyền tải dòng điện đến những thiết bị có công suất lớn, đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải, gây ra những nguy hiểm không lường trước được.

Lắp đặt dây dẫn điện sẽ phải được luồn trong ống bảo vệ đối với mạch điện ngầm hoặc mạch điện nổi, riêng mạch nổi bạn có thể đặt trên sứ kẹp hoặc puli sứ. Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp không nên quá lớn, đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa dây dẫn và tường nhà là 10mm.

Khi nối dây cáp điện Cadivi bắt buộc phải được nối so le và có băng cách điện quấn cẩn thận ngồi mối nối. Lưu ý: Nếu đi dây điện ngầm thì tuyệt đối không được có mối nối, đồng thời phải bọc 2 lớp cách điện.

Trường hợp đi dây điện trên trần nhà, trần thạch cao cần phải đặt trong ống sứ bảo vệ, tránh tuyệt đối không cho nước mưa đọng lại. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn vào đến mái nhà tối thiểu 2m.

Cầu dao điệncông tắc điện, bố trí ổ cắm điện đều phải đặt ở vị trí cao, đảm bảo an toàn khi có tình trạng ngập lụt hay nhà có trẻ nhỏ. Bố trí vị trí lắp đặt thuận lợi để đóng cắt điện được nhanh chóng và kịp thời.

Mối nối dây điện

Kỹ thuật nối dây điện
Kỹ thuật nối dây điện

Kỹ thuật nối dây điện hiện nay có rất nhiều vì thế cũng sẽ xuất hiện nhiều mối nối khác nhau phụ thuộc vào cách nối dây điện của người thợ, tuy nhiên đều phải tuân thủ theo các đề nghị sau đây:

  • Dẫn điện tốt
  • Độ bền cơ học cao
  • An toàn về điện
  • Thẩm mỹ cao (gọn gàng và sạch sẽ)

Xem thêm: Kim loại dẫn điện tốt nhất hiện nay

Quy trình nối dây điện cơ bản

Sau đây là các bước nối dây điện chuẩn nhất:

  1. Yêu cầu của mối nối
  2. Bóc vỏ cách điện bằng kìm cắt chuyên dụng
  3. Không được cắt vào lõi
  4. Làm sạch lõi
  5. Các mặt tiếp xúc của lõi đồng cần phải sạch
  6. Tiến hành nối dây
  7. Quấn băng keo cách điện
  8. Mối nối chắc chắn, gọn, đẹp
  9. Kiểm tra mối nối

Một số mối nối dây điện thông dụng

Bạn có thể tham khảo hoặc nối dây theo những kiểu sau:

Mối nối thẳng

Khi gấp mối nối thẳng sẽ có 2 trường hợp là nối cho dây dẫn 1 sợi và dây dẫn nhiều sợi:

Dây dẫn lõi 1 sợi

Mối nối thẳng với dây dẫn điện lõi một sợi
Mối nối thẳng với dây dẫn điện lõi một sợi

Cách nối dây điện lõi một sợi bạn cần thực hiện theo trình tự sau: Đặt 2 lõi song song với nhau, tiếp đến gấp 2 đầu lõi vuông góc với nhau. Từ từ, xoắn đầu lõi thứ nhất với lõi thứ hai, sau đó, xoắn đầu lõi thứ hai với thân lõi thứ nhất khoảng 5 đến 6 vòng. Bạn có thể dùng kìm để siết chặt hơn các mối nối. Cuối cùng kiểm tra lại mối nối có chắc chắn chưa.

Xem thêm:

  • Công tắc ổ cắm Panasonic Refina
  • Công tắc ổ cắm Panasonic Full Color
  • Công tắc ổ cắm Panasonic Gen X

Dây dẫn lõi nhiều sợi

Mối nối thẳng với dây dẫn điện sợi nhiều lõi
Mối nối thẳng với dây dẫn điện sợi nhiều lõi

Sau khi đã bóc lớp vỏ cách điện và làm sạch lõi bên trong xong, bạn cho lồng lõi đan lại vào với nhau. Tiếp theo đó, bạn tiến hành vặn xoắn từ 4 đến 5 vòng để các lõi lồng vào nhau được chắc chắn nhất. Cuối cùng cũng là kiểm tra lại mối nối.

Mối nối phân nhánh

Mối nối phân nhánh có thể được gọi là mối nối chữ T, cụ thể:

Dây dẫn lõi 1 sợi

Mối nối phân nhánh cho dây dẫn điện lõi 1 sợi
Mối nối phân nhánh cho dây dẫn điện lõi 1 sợi

Đầu tiên, bạn cần đặt dây chính với dây nhánh vuông góc với nhau, sau đó chỉ cần gập dây nhánh lại là xong. Sau khi hoàn thành bước trên, bạn dùng kìm để quấn dây nhánh lên dây chính rồi xoắn lại với nhau, siết chúng chặt nhất có thể. Cuối cùng kiểm tra lại là xong.

Dây dẫn lõi nhiều sợi

Mối nối phân nhánh cho dây dẫn điện lõi 1 sợi
Mối nối phân nhánh cho dây dẫn điện lõi 1 sợi

Đầu tiên, bạn cần tách lõi thành 2 phần bằng nhau, sau đó xoắn sang 2 bên. Cuối cùng, kiểm tra lại mối nối là hoàn tất.

Ngoài ra còn có phương pháp nối dây bằng ốc vít, tuy nhiên cách nối này thường chỉ áp dụng cho cách nối dây điện với thiết bị điện như công tắc, bóng đèn,…

Tham khảo bài viết: Nguyên tắc bố trí ổ cắm điện trong nhà an toàn và thẩm mỹ

Hướng dẫn nối dây điện chuẩn thợ

Các loại dây điện khi nối với những thiết bị đều phải đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối, không để dây trần, sau đây sẽ là hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà chuẩn nhất bạn nên biết:

Cách nối dây điện vào ổ cắm

  • Bước 1: Trước tiên dùng kìm tuốt dây hoặc dụng cụ để tách bỏ phần vỏ lấy lõi đồng (lõi đồng tối thiểu 3cm), lưu ý không được cắt vào dây đồng.
  • Bước 2: Tiếp đến xoắn đầu dây phần lõi đồng lại, đưa phần dây đồng này vào chấu của ổ cắm điện âm tường, sau đó vặn vít để chấu nối chặt với dây đồng.
  • Bước 3: Kiểm tra độ chắc chắn của mối nối.

Cách nối dây điện vào phích cắm điện

  • Bước 1: Kiểm tra phích cắm của bạn trước khi tiến hành nối dây, nếu là phích cắm cũ bạn nên đổi phích mới.
  • Bước 2: Dùng kìm tuốt dây để lấy lõi đồng bên trong, sau đó xoắn đầu dây đồng lại.
  • Bước 3: Tiếp đó, nới lỏng ốc ở 2 thanh đồng của phích cắm, từ từ nhẹ lõi đồng vừa xoắn lại vào bên trong lỗ ốc đã nới. Dùng tua vít vặn ốc lại sao cho lõi đồng được kẹp chắc chắn nhất. Bước 4: Lắp 2 thanh đồng vào lại phích, sau đó vặn ốc của phích để giữ 2 nửa phích khít lại với nhau.
  • Bước 5: Kiểm tra phích cắm để hoàn tất.

Xem thêm:

    • Công tắc Panasonic Minerva
    • Công tắc ổ cắm Panasonic Wide
    • Công tắc Panasonic Halumie

Cách nối dây điện vào công tắc

Đấu dây điện cho công tắc ổ cắm là phần cơ bản nhất hiện nay, tuy nhiên trên thị trường ngày nay có 2 loại công tắc phổ biến đó là công tắc 2 cực và 3 cực. Ở bài viết này, Vật tư 365 sẽ tập trung hướng dẫn bạn về cách nối công tắc điện 3 cực vì đây là loại thiết bị phổ biến trong các mạch điện cầu thang. Không những vậy, công tắc 3 cực còn có thể thay thế công tắc 2 cực trong nhiều trường hợp mà loại 2 cực hiện nay không thể làm được.

Đấu dây với công tắc có nhiều cách, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là cách cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Nhưng nhược điểm ở đây là sẽ khá tốn kém dây dẫn.

Để tiết kiệm dây dẫn điện, bạn có thể đấu dây theo cách 2, bằng phương pháp nối cả 2 dây pha vào thiết bị điện. Nguyên lý hoạt động sẽ như sau: Khi xuất hiện dòng điện, cả 2 đầu của thiết bị đều không xuất hiện dòng điện vì là dây trung tính, vì thế hoàn toàn không ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị mà vẫn mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Những lưu ý quan trong khi đấu nối dây điện trong nhà

Để đảm bảo cho hệ thống điện được hoạt động tốt nhất cũng như giữ an toàn cho tính mạng con người và các thiết bị điện, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn đóng ngắt nguồn điện chính khi nối dây điện.
  • Cần rà soát kỹ đầu nối dây đã chính xác hay chưa.
  • Chọn vị trí lắp đặt dây điện để tránh sự tác động của vật cản giúp cho quá trình nối dây được nhanh chóng và chính xác hơn, đặc biệt là khi nối dây điện âm tường.
  • Nghiên cứu các phương pháp đấu dây cũ để chắt lọc và có cách nối dây điện chuẩn xác nhất.
  • Đảm bảo lớp cách điện còn nguyên vẹn và tốt trước khi đấu dây.
  • Lõi bên trong đều và đẹp trước và sau khi nối.
  • Sử dụng những dụng cụ hỗ trợ cho việc nối dây trở nên đẹp và chắc chắn hơn.
  • Người thợ nối dây cần tự bảo vệ mình bằng găng tay cách điện hoặc tốt nhất là có đồ bảo hộ.
  • Cần cân nhắc lựa chọn dây dẫn phù hợp, có trọng lượng vừa phải sẽ giúp quá trình đấu dây và lắp đặt thuận tiện hơn.
  • Công đoạn hoàn tất có đáp ứng được tính thẩm mỹ và khả năng hoạt động ổn định hay không thì cần phải kiểm tra bằng cách cho kết nối với nguồn điện chính, sau đó ngắt kết nối và rà soát lại một lần nữa để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo nhất.

Trên đây là những thông tin giúp cho bạn đọc hiểu được thế nào là nối dây điện cũng như các kỹ thuật và cách nối dây điện bị đứt tại nhà chuẩn nhất. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có thể trang bị cho mình được nhiều kiến thức hơn trong việc lắp đặt cũng như xử lý hệ thống điện tại nhà. Chúc bạn thành công!

Vật Tư 356 là đại lý phân phối các loại thiết bị điện gồm công tắc ổ cắm Panasonic, cầu dao điện,dây cáp điện,… uy tín tại TPHCM. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần tư vấn về các thiết bị điện nhé!

Tham khảo thêm: Bảng giá cáp điện Cadivi 2021

Rate this post