Home Blog GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 TUẦN 2

GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 TUẦN 2

0
GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 TUẦN 2

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 10 – Chính tả

1) Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau :

Tìm chỗ ngồi

   Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát….(sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế….(rằng/rằn):

Bạn đang xem: GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 TUẦN 2

   – Thưa ông ! Phải….(chăng/chăn) lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông ?

   – Vâng, nhưng….(sin/xin) bà đừng…. (băn khoăn/băn khoăng), tôi không….(sao/xao )!

   – Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để…. (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Trả lời:

Tìm chỗ ngồi

   Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:

   – Thưa ông ! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông ?

   – Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao !

   – Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

2) Giải câu đố :

a)    Để nguyên – tên một loài chim

Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.

            Là chữ….. và chữ …..

b)    Để nguyên – vằng vặc trời đêm

Thêm sắc – màu phấn cùng em tới trường

            Là chữ….. và chữ …..

Trả lời:

a) sáo; sao

b) trăng; trắng

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 11, 12 – Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT

1) Tìm các từ ngữ :

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

: lòng thương người,…………………

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M : độc ác,…………………

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M : cưu mang,…………………

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M : ức hiếp,…………………

Trả lời:

a): lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b): độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác.

c): cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.

d): ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

2) Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm :

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

………………………………………………….

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

………………………………………………….

Trả lời:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người :

nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :

nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

3) Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2 :

Trả lời:

– Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

– Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu.

4) Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B :

A B
a) Ở hiền gặp lành 1) Khuyên con người hãy đoàn kết.Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
b) Trâu buộc ghét trâu ăn 2) Khuyên con người hãy sống nhân hậu,hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.
c)Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao 3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.

Trả lời:       a-2; b-3; c-1

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 12, 13- Tập làm văn

KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT

I. Nhận xét

Đọc truyện Bài văn bị điểm không (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 20- 21), điển câu trả lời vào bảng sau :

Hành động của cậu bé Thứ tự của HĐ Hành động ấy nói lên điều gì về cậu bé ?
a) Giờ trả bài, làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời : “Con không có ba.” ……………………
b) Giờ làm bài, không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô. M: Cậu bé rất thật thà.
c) Lúc ra về, khóc khi bạn hỏi : “Sao không tả ba của đứa khác ?” 3 …………………….

Trả lời:

Hành động của cậu bé Thứ tự của HĐ Hành động ấy nói lên điều gì về cậu bé ?
a) Giờ trả bài, làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời : “Con không có ba.” 2 Cậu bé rất trung thực.
b) Giờ làm bài, không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô. 1 M: Cậu bé rất thật thà.
c) Lúc ra về, khóc khi bạn hỏi : “Sao không tả ba của đứa khác ?” 3 Tình yêu của cậu bé với cha.

II, Luyện tập

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý. Em hãy điền tên nhân vật

Trả lời:

1. Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.

3. Thế là hàng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.

6. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.

2. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn.

7. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lọi vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

5. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.

8. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa.

9. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ : “Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 13, 14, 15 – Luyện từ và câu

DẤU HAI CHẤM

I. Nhận xét

Trong các câu văn, câu thơ sau, dấu hai chấm có tác dụng gì ? Đánh dấu x vào ô thích hợp:

Tác dụng của dấu hai chấm Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bô phận đứng trước. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật (dùng phối hợp với dấu ngoặc kép) Báo hiều bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật (dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. ….. ….. …..
b)

Tôi xòa cả hai càng ra, bảo Nhà Trò :

– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

….. ….. …..
c) Bà thương không muốn bán Bèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ : Sân nhà sao sạch quá… ….. ….. …..

Trả lời:

Tác dụng của dấu hai chấm Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bô phận đứng trước. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật (dùng phối hợp với dấu ngoặc kép) Báo hiều bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật (dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng)
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.   x  
b)

Tôi xòa cả hai càng ra, bảo Nhà Trò :

– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

    x
c) Bà thương không muốn bán Bèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ : Sân nhà sao sạch quá… x    

II. Luyện tập

1)

Trong các câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì ?

a) Tôi thở dài :

– Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

Dấu hai chấm thứ nhất………………………

– Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : “Sao trò không chịu làm bài ?”

Dấu hai chấm thứ hai………………………

b) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông…

Dấu hai chấm

Trả lời:

a)- Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật “tôi”.

– Dấu hai chấm thứ hai có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là câu hỏi của cô giáo

b)- Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước bộ phận đứng sau, nó làm rõ cho lời nhận xét những cảnh tuyệt đẹp của đất nước.

2) Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc. Trong đó chỉ có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm :

– Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích.

– Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.

Trả lời:

      Ngày xưa có một bà lão nghèo, nghèo lắm. Một hôm bà bắt được một con ốc màu xanh rất đẹp. Thương ốc, bà không nỡ đem bán mà thả nó vào chum nước. Nhưng rồi từ đó, khi đi làm về, bà thấy nhà mình lạ vô cùng. Nhà cửa tinh tươm, gà, lợn đã được cho ăn; cỏ trong vườn rau đã được dọn sạch. Bà quyết tâm rình xem chuyện gì đã xảy ra. Hôm sau, thay vì đi làm, bà chỉ đi đến nửa đường rồi quay về. Bà thấy nàng tiên từ trong vỏ ốc chui ra. Bà bèn ôm chầm lấy nàng tiên và nói : “Con gái ơi, ở lại cùng già nhé !”

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 15, 16 – Tập làm văn

TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu :

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

1) Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò :

– Sức vóc : ……………………………

– Cánh : ……………………………

– “Trang phục”: ……………………………

Trả lời:

– Sức vóc : gầy yếu

– Cánh : mỏng như cánh bướm non

– “Trang phục”: chiếc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.

2) Ngoại hình của chị Nhà Trò cho ta biết :

a, Thân phận của chị như thế nào ?

b, Tính cách của chị như thế nào ?

Trả lời:

a, Thân phận của chị : đáng thương, tội nghiệp

b, Tính cách của chị : yếu đuối

II. Luyện tập

Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi :

a, Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé ?

– Dáng người …………

– Hai túi áo …………

– Quần …………

– Tóc …………

– Đôi mắt …………

b, Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?( chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt,…)

Trả lời:

a,- Dáng người gầy ;

– Hai túi áo trễ xuống tận đùi ;

– Quần ngắn đến đầu gối

– Tóc hớt ngắn

– Đôi mắt sáng và xếch ;

b, – Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.

– Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post