Home Kể chuyện Đóng vai bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và kể lại câu chuyện

Đóng vai bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và kể lại câu chuyện

0

– Bà ơi, đây là…. ?Đứa cháu nhỏ nhắn của tôi trong một lần về thăm quê với bố mẹ nó đã hỏi tôi như vậy.– Đó là cái lược, cháu ạ, một cái lược ngà.Tôi âu yếm trả lời. Nó ngước mắt nhìn tôi :– Sao nó cũ vậy bà ?– Trông nó cũ nhưng nó là một kỉ vật vô giá, bởi nó là do cụ nội của cháu, là bố của bà, tặng cho bà đấy.Con bé nhìn tôi với vẻ tò mò như đang chờ đón một câu chuyện cổ tích vậy.

… Cũng đã mấy chục năm trôi qua rồi nhưng quá khứ vẫn in đậm trong lòng tôi như mới chỉ hôm qua mà thôi.Hồi tôi chưa đầy một tuổi, ba tôi phải thoát li đi kháng chiến. Má tôi cũng đã mấy lần đi thăm ba nhưng không mang tôi theo được. Vậy là ba chỉ thấy tôi qua tấm ảnh nhỏ và tôi cũng chỉ thấy ba qua một tấm ảnh ba chụp với má. Ba trông thật đẹp và hiền. Năm tám tuổi, một hôm tôi đang chơi ở chòi dưới bóng cây xoài trước nhà thì bỗng nghe có tiếng gọi. Tôi quay lại. Đó là một người đàn ông với một vết thẹo dài trên má. Đã thế, vết thẹo lại còn đỏ ửng lên, dần giật, trông thật đáng sợ. Người đàn ông cứ đưa tay ra, chầm chậm bước về phía tôi, giọng lặp bặp run run :

– Ba đây con !– Ba đây con !

Tôi ngỡ ngàng, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi nhìn người đi cạnh người đàn ông ấy dò hỏi ? … Đây là ba tôi sao. Không, không phải ! Ba tôi là người trong tấm ảnh kia cơ, ba tôi đẹp và hiền chứ không như người đàn ông đáng sợ này. Ba tôi không có vết thẹo dài như vậy. Bỗng chốc người đàn ông lạ mặt đó làm tôi liên tưởng đến những con ma, con quỷ … tới tất cả những gì đáng sợ nhất. Tôi phải tìm má, má sẽ cứu tôi và đuổi ông ta đi. Vậy là tôi chạy vụt vào nhà, la to : “ Má ! Má !” Còn ông ta đứng sững lại, mằt tối sầm, ông ta không còn dám đưa tay về phía tôi nữa.

Má ra, tôi tưởng má sẽ đuổi ông ta đi, thế mà má còn chạy lại ôm chầm người đàn ông đó, lại còn khóc, lại còn bảo tôi “gọi ba đi con”. Không, đó không phải là ba tôi, ba tôi không hề như thế. Ông ta dám mạo nhận là ba tôi, tôi ghét ông ta. Tôi nhất quyết không và sẽ không bao giờ gọi ông ta là ba. Tôi tự hứa với lòng mình như thế.

Người đàn ông ấy ở nhà tôi những ba ngày. Tôi càng tìm cách lẩn tránh thì ông ta lại càng vỗ về tôi. Tôi ghét những hành động đó từ ông ta. Hẳn ông ta đang mong đợi tôi gọi ông ta là “ba” đây mà. Không bao giờ, tôi chỉ gọi “ba” với ba của tôi thôi. Tới giờ, má bảo tôi gọi “ba” vào ăn cơm, tôi không chịu.– Thì má cứ kêu đi.Má tôi nổi giận quơ đũa bếp định đánh, tôi phải gọi nhưng chỉ nói trổng :– Vô ăn cơm !Ông ta vẫn ngồi im, tôi lại nói vọng ra :– Cơm chín rồi !Thế mà ông ta cũng không quay lại. Đã thế thì thôi. Tôi bực bội.– Con kêu rồi mà người ta không nghe.Lúc ấy, ông ta quay lại nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Ông ta cười thật hiền. Mặc kệ ông ta, tôi vẫn thực hiện lời hứa của lòng mình.

Hôm sau, đang nấu cơm thì má tôi chạy đi mua thức ăn. Má dặn có gì cần thì gọi “ba” giúp cho. Không, không bao giờ. Có chết tôi cũng không thèm nhờ ông ta. Thế mà lại có chuyện. Nồi cơm to quá, tôi không thể bắc xuống chắt nước được. Làm sao bây giờ. Tôi chợt nghĩ tới người đàn ông đó. Nghĩ rằng ông ta thật ra thì cũng tốt đấy chứ, nhiều lúc ông ta thật hiền. Tôi nhìn ông ta, tôi cũng muốn nhờ ông ta. Nhưng tôi không thể gọi ông ta là ba được. Ông ta là người tốt nhưng vẫn không phải là ba tôi. Tôi lại nói trổng :

– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !Bác Ba – người ta gọi người đi cùng ông ta như vậy – bảo tôi :– Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.Nhưng tôi không quan tâm, lại kêu lên :– Cơm sôi rồi, nhão bây giờ

Nguồn vanmau.vn

Rate this post