Việc đấu nối cảm biến, hay PLC đọc tín hiệu từ cảm biến là công việc của các kỹ thuật nhà máy như chúng ta. Vậy có khi nào bạn gặp vấn đề nan giải chưa? Nếu chưa hãy xem tình huống này nhé!
Đấu nối cảm biến với PLC
PLC đọc tín hiệu từ cảm biến nói chung, là một bài toán hết sức bình thường trong hệ thống công nghiệp. Thế nhưng, có nhiều trường hợp, chúng ta không thể đọc được trực tiếp tín hiệu từ cảm biến, mà chúng phải qua những thiết bị chuyển đổi trung gian.
Ví dụ như là trường hợp đọc tín hiệu cảm biến nhiệt độ như nội dung dưới đây. Chúng ta cùng phân tích nhé!
Kết nối cảm biến nhiệt độ với PLC
Việc đấu nối cảm biến với PLC, nếu không nắm vững kỹ thuật thì chúng ta sẽ nghĩ rằng công việc này rất khó khăn và phức tạp. Nhưng không phải thế! Với sự tiến bộ của công nghệ ngày nay. Chúng ta có nhiều cách để kết nối cảm biến nhiệt độ với PLC.
Cách 1: Nếu PLC của các bạn có sẵn cổng input đọc được tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ thì mọi chuyện dễ dàng rồi. Chúng ta chỉ việc đấu nối dựa trên catalogue hướng dẫn sơ đồ chân mà thôi.
Cách 2: Nếu PLC của các bạn không hỗ trợ đọc trực tiếp tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ. Thì chúng ta phải đấu bắt cầu. Nghĩa là dùng thêm một thiết bị khác, làm cầu nối giữa cảm biến nhiệt độ và PLC. Trên thực tế hiện nay, có khá nhiều bộ chuyển đổi tín hiệu làm được điều này. Ví dụ như:
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ra 4-20mA gắn trên đầu củ hành
Đây được xem là một dạng kết hợp lý tưởng và phổ biến nhất đối với các cảm biến nhiệt độ có hình dạng củ hành. Dây output của cảm biến sẽ nối vào cục chuyển đổi và sau đó, tín hiệu ra chuẩn 4-20mA được đưa về PLC để xử lý.
Tiêu biểu như dòng T120, T121 của hãng SENECA đến từ Ý. Mình xin nói thêm một chút về 2 bộ này:
– Dòng T120 thì có khả năng đọc được tín hiệu nhiệt độ RTD như Pt100, Ni100. Đây là bộ đơn giản nhất. Tuy nhiên chúng không đọc được tín hiệu của Pt1000 hay Pt500, cũng như là can nhiệt.
– Bộ T121 thì đa năng hơn, chúng là nâng cấp của bộ T120 với chức năng đọc được tín hiệu từ Pt100, Ni100, Pt500, Pt1000… Cho đến các loại can nhiệt thermocouple và cả tín hiệu biến trở. Một tính năng đáng giá của T121 cần phải nhắc đến, đó chính là khả năng cách ly chống nhiễu ở mức 1500VAC.
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên tủ điện
Nếu hệ thống chúng ta không dùng cảm biến nhiệt độ đầu củ hành thì sao? Đừng lo, nếu các bạn chỉ sử dụng cảm biến nhiệt độ loại dây. Thì chúng ta có thể sử dụng những bộ chuyển đổi tín hiệu dạng lắp trên din rail. Theo đó, dây tín hiệu output từ cảm biến nhiệt độ sẽ đi về tủ điều khiển (mình khuyên tủ nên để gần với cảm biến, tránh tín hiệu nhiệt bị sai số cao). Sau đó đấu vào chân input của bộ chuyển đổi. Từ từ ngõ output của bộ chuyển đổi, chúng ta có tín hiệu chuẩn 4-20mA để đưa về PLC. Tiêu biểu cho hình thức này chúng ta có các bộ, ví dụ như:
– Bộ K120RTD: Là model tương đương với T120 nhưng dùng để lắp trên thanh rail
– K121: Tương tự như bộ T121. Nhưng chúng lại được cài đặt thông số bằng phần mềm chạy trên máy tính. Mà không phải bằng DIP switch thông thường.
Nếu muốn cao cấp hơn, tích hợp nhiều chức năng hơn, thì các bạn sẽ phải quan tâm đến bộ:
– Z109REG2-1: Bộ chuyển đổi tín hiệu này mang trên mình những tính năng quan trọng như: Xuất output dạng 4-20mA hoặc 0-10V (tương thích với nhiều loại PLC đời cũ hơn). Chúng còn được tích hợp ngõ ra relay dùng để đấu cảnh báo như đèn, còi,…Chúng cũng được cách ly tín hiệu với điện áp cao hơn là 3750Vac.
Bộ chia tín hiệu đa năng
Tiếp theo, có thể nói là một bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng nhất mà mình từng được biết đến và sử dụng. Đó chính là bộ:
– Z170REG-1: Đây là một model cao cấp của SENECA. Chúng ngoài mang những đặc điểm, tính năng của những model trước đó. Điểm đặc biệt của chúng nằm ở chỗ, chúng có thể xuất đồng thời đến 2 tín hiệu output 4-20mA hay 0-10V hoàn toàn độc lập. Điều này giúp chúng ta có nhiều tuỳ chọn hơn trong việc sử dụng tín hiệu. Hay đấu nối cảm biến với PLC. Bài viết đã chia sẻ với các bạn về cách giải quyết vấn đề, khi muốn kết nối cảm biến nhiệt độ với PLC. Các bạn cần tư vấn thêm về thiết bị, hãy liên hệ với Huphaco nhé!